Thủ tục thuê nhà thế chấp như thế nào là đúng pháp luật?

  10/08/2015 - 02:32

Hỏi: Tôi thuê thế chấp (thụt nhà) một căn nhà ở đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh (Tp.HCM). Chủ nhà đưa ra điều kiện là giá thế chấp 80 triệu đồng và thuê trong vòng 2 năm, do 2 bên kí hợp hợp đồng với nhau. Theo đó, sau 2 năm thì tôi sẽ lấy lại 80 triệu đồng và trả lại nhà. Hợp đồng 2 bên ký có ghi rõ nội dung, nếu có những điều kiện phát sinh như chủ nhà đi nước ngoài định cư hoặc có lý do khác sẽ ủy quyền cho mẹ ông ta thực hiện hợp đồng. Còn trường hợp chúng tôi trả lại nhà khi chưa tới hạn hợ

Hợp đồng thuê nhà thế chấp
Hợp đồng thuê nhà thế chấp cần phải được công chứng để tránh
những rủi ro cho người thê nhà

Trả lời: 

Căn cứ theo pháp lý thì hợp đồng thuê nhà thế chấp vẫn là hợp đồng thuê nhà ở. Quy định tại Điều 492 Bộ Luật Dân sự nêu rõ: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, đối với trường hợp thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Dựa vào thông tin ông trình bày ở trên, hợp đồng thuê nhà thế chấp ông ký với chủ nhà là 2 năm nhưng hợp đồng chỉ ký giữa 2 bên và chưa qua công chứng. Do vậy, nếu chủ nhà “lật kèo” thì ông khó lòng thắng kiện. Để tránh những rủi ro không đáng có, ông và chủ nhà cần đi công chứng hợp đồng thuê nhà. Bởi nếu không được công chứng thì hợp đồng sẽ vô hiệu và khi rủi ro xảy ra thiệt thòi thuộc về người thuê nhà. Hơn nữa, trong hợp đồng cần ghi rõ điều kiện thanh toán ( thời gian, hình thức,các ràng buộc). Đặc biệt, theo Luật Nhà ở thì người cho thuê nhà phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc được ủy quyền căn nhà đang cho thuê thế chấp (trường hợp nhà cho thuê thuộc sở hữu chung).

Luật gia NGUYỄN VĂN KHÔI

(Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu