Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên việc xuất hiện nấm mốc ở chân tường, trần nhà là khá phổ biến ở nước ta. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng ngôi nhà của bạn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm hữu ích để bạn tham khảo, áp dụng.
Nguyên nhân gây nấm mốc
Một là, do chất kết dính sử dụng trong xây dựng. Vôi, cát, xi măng là những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, về bản chất thì những hồ vữa xi măng này có tính hấp thụ nước cao, vôi là chất kết dính tốt nhưng lại làm mạch tường lâu khô, gặp trời mưa nước sẽ ngấm vào tường và lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng rêu mốc.
Chất kết dính trong xây dựng là một trong những nguyên nhân gây ra rêu mốc
tường nhà.
Hai là, do thời tiết. Mưa nắng thay đổi thất thường, nhất là vào mùa xuân làm cho trần nhà thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Hiện tượng này kéo dài sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
Ba là, do bề mặt trần, tường nhà không được chống ẩm, chống thấm phù hợp. Do đó, các thợ xây dựng thường khuyên bạn nên thực hiện công việc chống thấm ngay từ đầu. Trên thị trường hiện nay có bán các loại phụ gia chống nấm mốc, chống thấm cho trần và tường nhà. Việc chống thấm sẽ giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ giúp tường nhà bạn tránh được các tác nhân gây hại.
Nấm mốc khiến tường nhà xuống cấp nhanh chóng.
Cách khắc phục nấm mốc
Sự xuất hiện của nấm mốc sẽ làm cho tường nhà bạn xuống cấp một cách nhanh chóng. Vậy nên, bạn hãy áp dụng 1 trong 3 phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng không mong muốn này.
Trước khi sơn, mặt tường phải thật thông thoáng. Việc chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn là vấn đề rất quan trọng mà bạn phải hết sức lưu ý. Bạn cần phải đảm bảo bề mặt tường thật khô trước khi sơn. Nếu bạn sơn phủ khi bề mặt tường chưa khô thì sẽ là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm mốc gây hại cho tường nhà phát triển.
Cần sơn lót trước khi sơn phủ để tường nhà chống thấm hiệu quả hơn.
Nên sử dụng sơn lót trước khi sơn hoàn thiện. Trên thực tế, nhiều người bỏ qua công đoạn sơn lót trước khi sơn phủ, đây là điều hoàn toàn sai lầm. Sơn lót đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ cho tường nhà bạn trở nên chắc chắn, chống thấm hiệu quả hơn và ngăn ngừa được các hiện tượng nấm mốc gây hại.
Để đảm bảo chất lượng công trình, cần sử dụng các loại sơn có độ phủ cao, có khả năng chống nấm mốc. Giới chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng các sản phẩm sơn có độ phủ cao, diện tích bề mặt sẽ được bảo vệ tốt, từ đó tránh được các tác nhân gây hại như nấm mốc hoặc loang sơn.
Sử dụng loại sơn có độ phủ cao, có khả năng chống nấm mốc cho tường và trần nhà.
Sơn nhà đẹp cùng với các biệc pháp chống nấm mốc, chống thấm tốt ngay từ đầu sẽ giúp bảo vệ tường nhà bạn khỏi các tác nhân gây hại cũng như duy trì được tuổi thọ cho tường và trần nhà.