Hiện dòng tiền đầu tư chảy vào bất động sản (BĐS) ngày càng tăng khiến lĩnh vực này trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm ngân hàng, giữ ngoại tế, chứng khoán, vàng,...
Tại buổi hội thảo về cơ hội đầu tư 5 năm mới diễn ra, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, nhận định, hiện đã có nhiều yếu tố hỗ trợ hiện thị trường BĐS phát triển.
Điển hình là tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 5,98% cho thấy nền kinh tế đã phục hồi rõ rệt. Sáu tháng đầu năm 2015, GDP đã tăng lên 6,28% và dự kiến mức tăng trong năm nay sẽ vượt mục tiêu 6,2%.
Sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở nội đô và xung quanh các thành phố lớn cũng tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường BĐS thời gian qua.
Bên cạnh đó, nhu cầu thuê mua, mua BĐS vẫn tiếp tục tăng nhanh và duy trì ổn định. Thực tế cho thấy, cung và cầu ở lĩnh vực này đều có xu hướng tăng.
Việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTAs) với một số nước bên cạnh triển vọng sớm tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc cho phép người nước ngoài có visa nhập cảnh vào Việt Nam mua nhà từ ngày 1/7/2015 sẽ thúc đẩy nhu cầu mua và thuê BĐS, nhất là nhu cầu văn phòng và nhà ở cho thuê.
IDJ Investment chào bán khu văn phòng thuộc tòa nhà Charmvit (117 Trần
Duy Hưng, Hà Nội) với mức giá 46,2 triệu đồng/m2 (gồm VAT) trong 42 năm
Đặt lên bàn cân các kênh đầu tư
TS. Thành nhận định, so với các loại tài sản tài chính khác, BĐS đang là kênh đầu tư có ưu thế ít nhiều. Kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi khiến đồng đô la Mỹ lên giá nên đầu tư vàng được dự báo là ít hấp dẫn trong năm 2015. Đều chịu sức ép so với USD, song theo nguyên tắc thì lãi suất USD vẫn thấp hơn lãi suất VNĐ, ngoài việc thay đổi tỷ giá nên giữ USD không thể có lợi bằng VNĐ. Hiện lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức tương đối thấp, có ký hạn trên 12 tháng cũng chỉ từ 6,4-7,2%/năm còn kỳ hạn 7 tháng đến 1 năm chỉ từ 5,4-6,5%/năm và nếu kỳ hạn 6 tháng thì cũng chỉ dừng ở mức 4,5-5,4%/năm.
Theo TS. Thành, có không ít nhân tố hỗ trợ ở thị trường chứng khoán như nới room cho nhà đầu tư ngoại, phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, hay đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước song tính bất định khá cao, hơn nữa thị trường cũng khó có thể tăng trưởng đột phá do dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng không đủ mạnh để kích thích.
Các nhà tư vấn khuyên rằng, căn cứ vào nhu cầu và sở trường từng người mà nhà đầu tư có thể bỏ trứng vào nhiều giỏ khác nhau để giảm thiểu rủi ro và lựa chọn đa dạng hóa các kênh đầu tư, nhất là trong lĩnh vực BĐS nhằm đạt được lợi nhuận kỳ vọng đến từ những cơ hội đầu tư mới.
Minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định về sức hút của phân khúc này chính là sự tăng trưởng và phục hồi của thị trường BĐS trong năm 2014 và nửa đầu năm 2015.
Thực tế cho thấy, với lượng giao dịch trên thị trường căn hộ đạt kỷ lục vừa qua, thị trường BĐS đã có những bước phát triển đột phá bất ngờ. Thanh khoản tại các phân khúc trên thị trường BĐS đều được cải thiện rõ nét. Tiểu biểu như sự phục hồi rõ rệt của thị trường văn phòng cho thuê đã mang đến những cơ hội đầu tư mới cho doanh nghiệp và cả nhà đầu tư cá nhân.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty tư vấn bất động sản CBRE đánh giá, thị trường văn phòng cho thuê ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều có tín hiệu tích cực. Tỷ lệ trống giảm đi trông thấy trong khi diện tích thực thuê ở 2 nơi đều khả quan. Giá thuê đã có sự tăng trưởng và đang ở mức khá ổn định so với vài năm trước đó. Những năm gần đây, nhu cầu ngày càng tăng từ các doanh nghiệp trong nước trong khi hiện nay vốn đầu tư ngoại vào Việc Nam tiếp tục tăng. Cùng với đó, nhu cầu thuê văn phòng của các doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Chính nhờ vậy, thị trường văn phòng cho thuê cũng được hỗ trợ rất nhiều.
Với những kết quả khả quan nêu trên, hiện các nhà đầu tư đã bắt đầu đổ vốn vào các dự án văn phòng cho thuê. Đơn cử như Tp. HCM có thêm Vietcombank Tower, Viettel Office & Trade Centre và Pearl Plaza. Còn tại Hà Nội cũng có một số dự án đang được hoàn thiện như Diamond Tower, Handico Tower hay HUD Tower.
Có thể đa dạng hóa kênh đầu tư
Hiện tại, đầu tư cao ốc văn phòng cho thuê không chỉ là việc nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp BĐS có tiềm lực mạnh mà một vài cơ hội hiếm hoi cũng sẽ dành cho các nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm lợi nhuận từ lĩnh vực đầy tiềm năng này.
IDJ Investment đang chào bán khu văn phòng thuộc tòa nhà Charmvit (117 Trần Duy Hưng, Hà Nội) với mức giá 46,2 triệu đồng/m2 (gồm VAT) trong 42 năm. Được biết, các nhà đầu tư cá nhân có thể mua văn phòng tại tòa nhà hạng A này và cho thuê lại, còn các doanh nghiệp có thể mua văn phòng để làm trụ sở công ty.
Điều đáng nói là, sau khi mua văn phòng, nhà đầu tư có thể cho IDJ Investment thuê lại, doanh nghiệp này đưa ra cam kết sẽ trả lợi tức ở mức 10%/năm trong vòng 10 năm nếu các nhà đầu tư không muốn trực tiếp cho thuê. Có thể nói, mức lợi tức này không hề thấp so với các kênh đầu tư khác.
TS. Thành cho rằng, trước sự xuất hiện của nhiều phương thức đầu tư trên nhiều phân khúc thì thị trường BĐS luôn là một kênh đầu tư nhiều tiềm năng và vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, cơ hội sẽ không chỉ dừng lại ở phân khúc nhà ở BĐS nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê,… mà cơ hội đầu tư có thể đến từ rất nhiều phân khúc khác nữa.