Theo Phong thủy học, vùng đất con người chọn làm nơi cư trú thường có cảnh quan núi sông bao quanh. Khí mạch của chúng rất quan trọng liên hệ mật thiết với họa - phúc của con người trên đó.
Theo phong thủy học, nhà cần có vị trí mát met, dương khí mới tốt (Ảnh minh họa)
Nhà ở cần có vị trí mát mẻ, dương khí mới tốt. Núi cao ở hướng Đông (Thanh Long), có đồi thấp ở hướng Nam (Hồng phượng) và có cây to ở hướng Bắc (Hắc quy) là ngoại hình đẹp lý tưởng cho mảnh đất làm nhà là phải có. Nhà ở được “nước” hướng vào là tốt. Ngoài ra, theo phong thủy, căn nhà có đặc điểm tốt phải có hình thể phân minh rõ ràng theo tứ linh “Long, Quy, Hổ, Phượng” biểu tượng “long” là tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.
Nếu địa hình bên ngoài ngôi nhà ở khu vực phía Đông - Tây dù không hoàn chỉnh (không đủ các yếu tố thuận lợi) cũng vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở phía Bắc - Nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên chọn làm nhà ở. Phía Bắc nghiêng Đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt, phía Nam - Bắc dài, phía Đông - Tây hẹp thì tốt nhưng phía Đông, phía Tây dài, phía Nam, Bắc hẹp thì sẽ không tốt.
Không nên làm ao hồ hình bán nguyệt nếu nhà ở mà trước cửa không có ao hồ. Tuy nhiên, nhà ở rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ, cây to trước cửa nhà, không những trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào.
Theo phong thủy học, “sinh khí đi theo đường cong, sát khi đi theo đường thẳng” nên nhà ở cạnh đình chùa, miếu, đền… đều không tốt.
Với nhà ở thì giếng trời tượng trưng cho tài lộc. Căn nhà phía trước mặt sẽ là án sơn. Giếng trời có kích cỡ hợp lý sẽ tụ tài; căn nhà phía trước có chiều cao vừa phải, tương quan chủ khách cân xứng sẽ được phúc.