Thực tế cho thấy, một sân thượng dù lớn hay nhỏ đều là không gian hoàn hảo để thiết lập một khu vườn hoặc chỉ là để đặt một vài chậu cây xanh. Bài viết dưới đây xin được đề cập tới một số lưu ý gia chủ cần biết khi bố trí cây trên sân thượng để không kỵ phong thủy nhà ở.
Vườn cây trên sân thượng mang đến không gian thư giãn cho gia chủ sau một ngày
làm việc vất vả.
Với không gian sân thượng hiện nay, một số gia đình thường bố trí một nửa là sân, một nửa là khu giặt phơi hoặc phòng thờ. Tuy nhiên, nơi thờ cúng, khu vực tâm linh không nên để hiện tượng phơi phóng trước mặt ngay ban thờ như vậy là không tốt về mặt phong thủy.
Bể nổi, bể mái nước là hệ thống “thủy vượng” cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ ngôi nhà không được đặt ở giữa vì ở đó là khu vực thuộc thổ. Tránh để két nước đè lên trên (phía dưới là giường ngủ hoặc phòng thờ). Khi mặt bằng sân thượng được sử dụng làm nơi để tiểu cảnh nước, núi non hay trồng rau sạch cần tránh đề nén lên khu vực tâm linh, phòng ngủ, phòng bếp...
Kiến trúc và cây xanh được đặt lên hàng đầu đối với vườn trên sân thượng, kế đến là khu vực thoát nước.
Bên cạnh đó, sức gió ở trên cao cũng là một yếu tố quan trọng nên khi dựng hàng rào làm giàn cho cây leo nên để hở và thông thoáng. Bởi nếu kín mít chúng có thể trở thành nơi hứng gió. Hơn nữa, việc chăm sóc cây xanh đòi hỏi rất nhiều công sức nên việc bồ trí hệ thống tưới nước phải rất thuận tiện.
Tại các thành phố lớn, nhiệt độ ngoài trời có lúc tăng cao gây nóng bức, ngột ngạt nên các giàn dây leo thường được thiết lập để lấy bóng mát. Song, cần phải có cấu trúc vững chắc, an toàn.
Các loại cây bệnh hoặc còi cọc là nơi giam hãm khí xấu, chủ nhân phải nhanh chóng nhổ bỏ chúng đi và trồng thay vào đó những loại rau hoặc cây ăn trái trên sân thượng.
Ngoài ra, khi trồng cây trên sân thượng, yếu tố thắp sáng cũng khá quan trọng. Bởi lẽ, khi đêm xuống, ánh đèn tỏa ra từ bên trong ngôi nhà không đủ chiếu sáng cho khu vườn bên ngoài. Vì vậy, tốt nhất nên dùng đèn thắp sáng trên cao để ánh sáng có thể bao quát được cả khu vườn.