Trong “Thuỷ long kinh” có câu “Trực lại trực khứ tổn nhân đinh” quả là chỉ một câu nói toát ra được thiên cơ.
Theo kiến thức phong thủy,
trong phòng khách mà không có bình phong (tấm chắn gió), thì dòng khí
từ ngoài xộc thẳng vào (trường khu trực nhập) với sức mạnh không gì cản
nổi (thể bất khả kháng), nếu có bình phong thì lại khác, dòng khí gặp
bình phong chắn lại, buộc phải vương theo đi lượn còng qua, sẽ dịu dàng
tự nhiên hơn, bớt hung hăng ban đầu. Chú ý, sự vòng vèo này biến quỹ
tích thành hình chữa “S”, tuy tốc độ luồng khí hoà hoãn bớt, nhưng “khi
tắc bất tán” (khí thì không tán), rất phù hợp với nguyên lý phong thuỷ
“khúc tắc hữu tình” (uốn lượn thì hữu tình).
Không chỉ có vậy, suy rộng ra, với kiểu nhà “Tứ hợp viện” (nhà quay 4
mặt sân) xưa và kiến trúc cổ đại, tại sao phí trong ngoài cổng lớn
người ta đều xây, đặt vật chắn trông đại loại như tấm bình phong, gọi là
“Ảnh bích từng”? Ấy chính là nhằm chặn đứng luồng khí mạnh từ phía
ngoài cổng xộc vào, làm giảm bớt tốc độ hung hãn của gió để phối hợp
nhịp nhàng với “Lưu tốc” phía bên trong cổng. Bởi vậy, phong thuỷ học
truyền thống cổ đại cho rằng, đặt ảnh bích tường để vỗ mặt sự xung sát
của luồng khí mạnh từ ngoài xộc vào. Điều này không phải không có lý.
Những câu chuyện về phong thủy vô cùng thú vị
Lại nói thêm, trong phong thuỷ học cổ đại, bất kể là sông suối hay ao
hồ đều tối kị “Trực lai trực khứ” (thẳng đến thẳng đi), không có dòng
sông con kênh nào chạy thẳng hút tầm mắt, không có đường rẽ khúc cong
đoạn lượn nào lại được coi là điểm cát tường!
Về vườn rừng Hoàng gia cổ đại của Trung Quốc ta cứ lấy cố cung bắc
kinh làm ví dụ, khi tham quan ta sẽ thấy không một cung, một viện nào
lại không có ảnh bích tường đại loại như bình phong, lấy là muốn lấy cái
ý “khúc tắc hữu tình” (uốn lượn thì hữu tình), thôi thì làm bằng đủ mọi
vật liệu rẻ tiền hay đắt giá, từ xây đơn giản bằng gạch tới gỗ khắc cầu
kỳ, lại có cái bằng ngọc thạch chạm trỗ vô giá. Nhưng đều tuân thủ theo
đạo phong thuỷ học cổ đại.
Thực ra, nhìn từ góc độ y học hiện đại, nơi phòng khách rộng do có
đặt bình phong, sẽ làm cho tốc độ luồng khí lùa từ ngoài vào bị giảm bớt
tốc độ, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp với tốc độ
vận hành của khí huyết cơ thể con người, khi tốc 2 dòng trong và ngoài
cơ thể tương đồng, sẽ làm cho con người cảm thấy thoải máu dễ chịu, rất
có lợi cho sức khoẻ (điều này cũng lý giải khi ta dùng quạt điện không
nên thổi thốc mạnh trực tiếp vào người, đặc biệt là khi nằm ngủ).
Ngoài ra, bình phong trong phong thuỷ học còn được coi là vật trang
trí cực kỳ thực dụng, nó gập vào giở ra dễ dàng, đi chuyển, xê dịch linh
hoạt, đồng thời với tác dụng chính ngăn luồng khí, còn là vật trang trí
rất tao nhã bắt mắt, hình thành phong cảnh đẹp trong căn nhà.
Phong thuỷ học còn cho rằng, bình phong còn ngăn phòng khách thành
vài ba trường khí nhỏ tụ khí, có thể linh hoạt đổi “cửa” (môn), điều
chỉnh đường tới của sinh khí, làm cho gia chủ luôn trong trường khí tốt
đẹp. Về cách nói này, người hiện đại tuy chưa chứng minh rõ được về mặt
khoa học, nhưng vẫn cố gắng tìm tòi, tin rằng về mặt khoa học, nhưng vẫn
đang cố gắng tìm tòi tin rằng, cũng sẽ lý giải được theo cách nhìn khoa
học.
Cẩm nang phong thủy nhà
ở cho rằng, môi trường nhà ở khác nhau sẽ sản sinh ra trường năng lượng
không giống nhau và những năng lượng không giống nhau này sẽ sản sinh
ra ảnh hưởng lợi hại khác nhau. Môi trường phong thuỷ tốt có thể nâng
cao được vận thế tổng hợp của c\gia chủ: sự nghiệp, thành đạt, làm ăn
tấn tới, cơ thể luôn khoẻ mạnh… còn trong môi trường phong thuỷ kém thì
thường luôn mang lại cho gia chủ nhiều rắc rối phiền toái về cả thể chất
lẫn tinh thần.
Người xưa đã vận dụng thật tài tình về tác dụng ngăn luồng khí cũng
như tác dụng ngăn chia của bình phong tạo nên sinh khí và mạch khí có
lợi cho ngôi nhà, từ đó mà đạt được tác dụng cơ bản là có ích vô hại,
hữu cát vô trung.
Người hiện đại phần nhiều chỉ lợi dụng bình phong vào việc che khuất,
ví dụ trong phòng khách khi đang tiếp đãi chuyện trò với tâm khách,
thường khéo léo dùng bình phong để che đi, làm tăng sự kín đáo cho trao
đổi riêng tư, không muốn cho người ngoài tò mò nhòm ngó. Còn nhìn, từ
góc độ tâm lý học, thì bình phong còn có tác dụng ngăn cách mình ra khỏi
cả khung cảnh đại sảnh ồn ào lúc đông người hay trống trải mênh mông
lúc vắng người, tạo cho mình một không gian nhỏ tương đối biệt lập,
chuyện trò trao đổi hay làm việc trong không gian nhỏ nửa khép kín ấy,
trong lòng có cảm giác tự nhiên, yên ổn và thoải mái.