Do
đó tôi tính dọn vào ở luôn cho được ngày tốt rồi từ từ sẽ chọn đồ nội
thất sau. Nhưng người khác lại nói làm nhà phải hoàn thiện hết đầy đủ
mới dọn vào được. Xin hỏi quý báo những vấn đề này nên hiểu thế nào và
có những kiêng kỵ gì về phong thuỷ khi hoàn thiện nhà không? - Phạm Tấn
Trung (P. Bình Trưng Tây, Q.2, Tp.HCM)
Hoàn
thiện nội thất đồng bộ, quan tâm chi tiết, nhưng không quá cầu kỳ diêm
dúa là cách để đảm bảo không gian cư ngụ có tính nhất quán và sự đúng
mực. Ảnh: An Nguyễn
Trước tiên cần xác định rõ về vấn đề thời điểm và kiêng kỵ trong xây
nhà. Nhiều gia chủ xem ngày giờ dày đặc mọi công đoạn khi làm nhà, thực
ra là không cần thiết. Theo các kiêng kỵ của dân gian và tư liệu phong
thuỷ chính thống thì chỉ cần xem xét ngày giờ khởi công và nhập trạch
(đầu và cuối) là đủ. Phần còn lại hãy để nhà thầu, đội thợ tuỳ cơ ứng
biến, miễn sao hợp với tiến độ đề ra, thuận thời tiết khí hậu, đảm bảo
kỹ thuật. Chứ nếu vì ngày giờ tốt mà đúc bêtông lúc nửa đêm, đào móng
hôm trời mưa hoặc lợp mái ngày sấm chớp thì không hợp lý, thiếu khoa
học, vi phạm an toàn lao động nữa.
Tiếp theo là vấn đề hoàn thiện mức nào thì dọn vào ở, và nếu nhà chưa
xong phần nội thất thì có phải là phạm phong thuỷ chăng? Lần ngược lại
lịch sử văn hoá ăn ở truyền thống của dân tộc ta sẽ thấy ngôi nhà thời
xưa hầu như không tách phần thô và phần hoàn thiện. Nhà bằng khung gỗ là
chính, có bổ sung thêm gạch, đá hay ngói... nói chung là các chất liệu
tự nhiên và thô mộc, nên hầu như khi cất nóc (lợp mái) xong là nhà đã
xong, có thể dọn đồ vào ở, và giữa các ngôi nhà cùng một địa phương nói
chung không có sự khác biệt đồ đạc gì nhiều (trừ nhà thuộc dạng dinh thự
cầu kỳ hay cung điện vua chúa). Thời nay, tuỳ tiện nghi đa dạng nhưng
tính thuần nhất về không gian và vật liệu không như thuở trước, nhà làm
xong mà thiếu đồ đạc, thiết bị thì sẽ khó sinh hoạt thoải mái. Do vậy đa
phần gia chủ đều muốn làm cho bằng hết các chuyện lớn nhỏ rồi mới vào
ở. Nhưng cho dù nhà thiết kế và nhà thầu có chăm chút đến đâu thì ngôi
nhà cuối cùng vẫn phải bàn giao cho gia chủ, và từ đây bắt đầu một tiến
trình mới có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của người cư ngụ. “Của bền
tại người”, nhà ở có an lành và hài hoà phong thuỷ hay không là nhờ vào
thực tế sử dụng của gia chủ. Do vậy, hoàn thiện nhà ở nên lưu tâm hai
chữ: nhẫn và khiêm.
Nhẫn là sự nhẫn nhịn, không hơn đua tranh giành với láng giềng và môi
trường chung quanh, biết bền bỉ tạo dựng nơi ăn chốn ở hài hoà, không
nóng vội. Kinh nghiệm về nhẫn có khá nhiều, ví dụ như làm xong nhà chưa
nên vào ở ngay (vì vật liệu đang còn mới, có một số chất độc phải một
thời gian sau mới bay hết), hoặc chọn tranh ảnh và vật dụng không nên
theo lối lấp đầy cho xong. Cần kiên trì chọn lựa những vật dụng phù hợp
với không gian sống của mình, nên đòi hỏi thời gian “chung sống” đủ lâu
thì mới vỡ lẽ ra nhiều điều mà ngay cả thiết kế nội thất rất chi tiết
cũng không thể lường hết được.
Còn chữ khiêm thể hiện qua sự nhún nhường, tránh phô trương hình thức
mà tập trung cho nội dung của góc sống riêng mình, không chịu sự chi
phối của bên ngoài mà cũng không đối nghịch với ngoại cảnh. Ta có thể
thấy ngôi nhà truyền thống của cha ông ít đặt nặng đến vấn đề “mặt tiền”
như hiện nay mà chủ trương hài hoà thiên nhiên, đồng bộ với cảnh quan
của cả cộng đồng chung quanh. Đây là điều mà chúng ta cần suy nghĩ bởi
hiện nay đang còn rất nhiều gia chủ muốn phô trương mặt tiền, chạy theo
hình thức bên ngoài mà thiếu quan tâm đến các giá trị cộng đồng, xâm hại
vào cảnh quan chung.
Về mua sắm đồ nội thất, phong thuỷ xác định nên tránh chi phí tốn kém
vào những vật dụng trang trí đắt tiền nhưng bố trí thiếu phù hợp, cụ
thể như một vài vấn đề thường gặp sau:
– Treo gương không đúng cách: gương (kính thuỷ) hướng vào giường ngủ,
vào bàn làm việc, vào các không gian riêng tư trong khi mục đích chính
của gương là để phản chiếu xung sát, nhà ở không phải là tiệm vàng hay
tiệm hớt tóc.
– Dùng tranh, ảnh, tượng không phù hợp: quá nhiều kích cỡ, chủ đề lộn
xộn, không phân biệt chính phụ, nội dung tranh ảnh gây tác động tâm lý
xấu.
– Vật dụng thiếu tương thích: vật dụng có thể đắt tiền nhưng lại
không phù hợp như đặt quá nhiều máy móc thiết bị trong không gian ngủ,
để xe cộ lẫn vào nơi sinh hoạt.
– Dùng đèn sai lệch: đèn là nguồn năng lượng dương cho ban đêm, nếu
không đủ sáng hoặc ngược lại, thừa sáng, sẽ ảnh hưởng đến thị giác và
tâm lý người cư ngụ. Một số nhà ở thiết kế đèn theo phong cách quán xá
hoặc gallery, không phù hợp với sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại, biết kiêng kỵ đúng và đủ, không thái quá trong làm nhà cũng
giống như biết phòng bệnh, sinh hoạt, ăn uống điều độ. Khi hiểu rõ nhu
cầu bản thân và gia đình thì không phải lo ngại trước các truyền tụng
thiếu cơ sở, tự chọn lựa được cách thức làm nhà hợp với bản thân và gia
đình.
Theo SGTT