Sửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản

  22/02/2016 - 10:01

Vừa qua, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý về việc sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước.

HoREA cho rằng, có hai nội dung trong dự thảo nếu được thông qua có thể sẽ có tác mạnh đến thị trường bất động sản (BĐS) năm 2016 và các năm tiếp theo. Một là, giảm trần sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%. Đây thực chất là hạn chế nguồn cung tín dụng trung và dài hạn vào thị trường BĐS. Hai là, là tăng hệ số rủi ro từ 150% hiện nay lên 250% đối với nhóm tài sản thuộc các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS.

sửa đổi Thông tư 36
Theo HoREA, nếu sửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động tiêu cực tới thị trường BĐS
mới phục hồi hơn 2 năm qua từ đáy sâu khủng hoảng.

Thị trường địa ốc Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào hai nguồn vốn, gồm: Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng, HoREA cho hay. Trong đó, nguồn vốn huy động từ khách hàng phần lớn lại có nguồn gốc từ tín dụng ngân hàng. Hiện tịa, thị trường vốn nước ta vẫn đang thiếu các nguồn vốn khác như các quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác BĐS, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán,...

Hoạt động đầu tư phát triển kinh doanh BĐS là hoạt động có tính chất trung hạn và dài hạn, tuy nhiên trên thực tế chưa có cơ chế đầy đủ để tạo lập nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng trung hạn - dài hạn. Tại Việt Nam, nếu được vay trung hạn - dài hạn thì lãi suất lại cao hơn lãi suất vay ngắn hạn, còn ở các nước khác thì trái ngược, lãi suất vay trung hạn - dài hạn thấp hơn lãi suất vay ngắn hạn.

Thế nên, nếu sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 250%, có thể sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường địa ốc mới vừa phục hồi hơn hai năm qua từ đáy sâu khủng hoảng. Cụ thể, tác động rất mạnh đến các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, những doanh nghiệp phát triển dự án BĐS, có thể làm sụt giảm nguồn cung và àm tăng dự án, sản phẩm dở dang.

Ngoài ra, có thể sẽ tác động bất lợi đến người tiêu dùng, nhất là người thu nhập thấp đô thị và cũng sẽ tác động đến các ngành nghề có liên quan đến thị trường BĐS cũng như công ăn việc làm của người lao động.

Chính vì thế, HoREA kiến nghị chưa sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước trong thời điểm hiện nay hoặc giảm trần sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo tỷ lệ tối đa đối với các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 50%.   

(Theo Cafeland)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu