Pine là Tổng Giám đốc Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Hồ Tràm, đơn vị đầu tư khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip
tại Vũng Tàu. Hiện nay, ông và gia đình ở trong một ngôi biệt thự tại
quận 2 do Công ty cấp.
Một trường hợp khác là Kevin Nguyễn, một Việt kiều Mỹ đang làm quản lý
cho một công ty phần mềm tại TP.HCM. Kevin đã bỏ ý định mua một căn hộ
tại quận 7 vì giấy xác nhận gốc Việt của anh đã bị thất lạc, trong khi
các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
lại quá phức tạp. Kevin đang thuê một căn hộ tại quận 7 với giá 800
USD/tháng. Anh cho biết năm sau anh sẽ cưới vợ. Khi đó, anh sẽ mua nhà
và nhờ vợ đứng tên.
Kevin Nguyễn và Colin Pine là 2 trong số gần 80.000 người nước ngoài
đang sinh sống tại Việt Nam. Đa số họ đều có thu nhập cao nhưng lại phải
ở thuê vì không thể mua nhà một cách hợp pháp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sắp tới câu chuyện có thể sẽ khác đi. Theo một đề xuất gửi
lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã đề nghị cho phép cá nhân nước
ngoài được sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng hoặc sở hữu không quá
hai căn hộ, nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam. Đối với tổ chức, căn cứ vào số
lượng người nước ngoài đang làm việc cho tổ chức đó mà cho phép sở hữu
nhiều căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ theo nhu cầu.
Về thời hạn sở hữu, bên cạnh phương án cho phép sở hữu thời hạn 50 năm
và được gia hạn thêm một lần 50 năm, Bộ Xây dựng đề xuất cho phép cá
nhân nước ngoài sở hữu không quá 70 năm và không được gia hạn thêm.
Bộ Xây dựng cũng đề xuất cho phép người nước ngoài được bán, tặng cho
nhà ở thuộc sở hữu của mình sau 12 tháng kể từ ngày được cấp sổ đỏ.
Trường hợp bán nhà ở trước thời hạn trên thì phải nộp thuế thu nhập gấp
hai lần so với quy định.
Theo dự kiến, Bộ Xây dựng sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 trong kỳ họp vào cuối năm nay và sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2014.
Không chỉ có Bộ Xây dựng, trước đó, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cũng đã kiến nghị Chính phủ mở rộng các điều kiện cho
người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Khả năng thông qua Nghị quyết sửa đổi này là khá cao, nhất là trong bối
cảnh thị trường bất động sản đang gặp khó khăn cần được tháo gỡ. Hơn
nữa, nó cũng phù hợp với xu thế thế giới.
Thực tế cho thấy chính sách của nhiều nước tương đối giống nhau trong
việc cho người nước ngoài mua nhà. Đó là người nước ngoài có thể mua nhà
nhưng không được phép mua nhà ở xã hội - nhà ở có trợ giá của Chính
phủ.
Chẳng hạn, tại Singapore, quá trình cho người nước ngoài mua nhà được
chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chỉ cho người nước ngoài mua căn hộ,
giai đoạn 2 được mua căn hộ, biệt thự và nhà gắn liền với đất tại những
khu quy hoạch. Tuy nhiên, họ sẽ phải đóng mức thuế cao hơn người bản
địa. Hay tại Campuchia, Myanmar, Thái Lan, việc người nước ngoài sở hữu
nhà cũng đã được thực hiện từ nhiều năm nay.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện số
người nước ngoài mua nhà đã lên đến hàng chục ngàn người nhưng việc sở
hữu nhà của họ lại qua trung gian người Việt. Nếu Nghị quyết sửa đổi
được thông qua thì sẽ tăng được lượng khách hàng, tạo lối thoát cho
nhiều sản phẩm căn hộ trung và cao cấp.
Đây có lẽ cũng là lý do hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều ủng hộ
việc này. Ông Phan Thành Huy, Tổng Giám đốc Novaland, cho rằng đây là
thời điểm thích hợp để mở rộng các đối tượng cũng như các loại sản phẩm
mà người nước ngoài được mua.
“Khách hàng của chúng tôi, ngay cả những người đáp ứng đủ điều kiện rồi,
vẫn còn gặp khó khăn trong khâu làm thủ tục. Sau khi đứng tên, họ cũng
không được thế chấp, không được sở hữu như người Việt. Vì thế, họ rất e
ngại”, ông Huy cho biết.
Theo CBRE Việt Nam, việc gỡ bỏ những hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà
ở tại Việt Nam là một tin tốt. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp
cho mọi vấn đề đang tồn tại trên thị trường bất động sản.
Hơn nữa, nếu có cho phép người nước ngoài mua nhà thì cũng không dễ lấy
được tiền của họ. Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết quý II/2013, sau gần 5
năm thực hiện thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở
hữu nhà ở tại Việt Nam, cả nước chỉ có 126 trường hợp mua và sở hữu nhà
ở. Trong số này, có 108 cá nhân nước ngoài và phần lớn đã kết hôn với
người Việt.
“Tôi đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình, nên nếu Chính phủ
cho phép người nước ngoài mua nhà, chắc chắn tôi sẽ xem xét. Yếu tố quan
tâm là giá cả và cả nhiều vấn đề khác như quyền chuyển nhượng hoặc
quyền sở hữu. Nếu cho mua mà không cho bán thì chắc tôi cũng không mua”,
Colin Pine nói.
Theo Nhịp cầu đầu tư