Theo quan niệm dân gian, nhà "đầu voi đuôi chuột" sẽ không có hâu. Tuy nhiên, theo phong thủy học thì chúng ta có thể hóa giải được nhược điểm này để mang tài vận đến cho gia chủ.
Theo phòng thủy nhà ở, chỉ cần lấy một bên tường ổn định để làm chuẩn xác lập
không gian chính sẽ giảm khuyết điểm (Ảnh minh họa)
Theo quan niệm dân gian, mua nhà cần kiêng kị dáng "đầu voi đuôi chuột" (chiều rộng phía cuối nhà nhỏ hơn chiều rộng phía đầu nhà). Bởi đó là khởi đầu thì hoành tráng (đầu voi) tuy nhiên kết thúc lại không có hậu (đuôi chuột), không tốt cho gia chủ. Vì quan niệm này cho nên nhiều người tránh xa những mảnh đất có hình dáng như vậy.
Tuy nhiên, theo phong thủy nhà ở, quan niệm này có thể hóa giải được bởi thực tế cho thấy có rất nhiều gia đình ở trong ngôi nhà có hình thế "đầu voi đuôi chuột" song họ vẫn ăn nên làm ra, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió.
Vậy thế “đầu voi đuôi chuột” thì ảnh hưởng gì đến những người sống trong ngôi nhà ấy?
- Đầu tiên, nhìn theo khí động học, không khí, gió lưu chuyển từ ngoài cửa chính căn nhà đi vào, ban đầu vào theo tiết diện lớn (ví dụ nhà có chiều ngang phần trước sân rộng 4m) tuy nhiên khi vào bên trong thì tiết diện lưu chuyển khí lại teo tóp dần dần đến cuối nhà là hẹp nhất (ví dụ nhà có chiều ngang phần sau đuôi nhà rộng 2m) thì khí sẽ lưu chuyển càng về cuối nhà càng gấp hơn, tốc độ nhanh hơn.
Bởi vậy trong nhà khí lưu chuyển không phải với tốc độ đều đặn, thoải mái mà lúc vào thì bình thường, càng di chuyển về cuối nhà càng gia tăng tốc độ làm nhiễu loạn dòng khí trong nhà, đi từ trước ra sau sẽ cảm thấy có gì đó không thoải mái mặc dù không hiểu lý do là tại sao. Cùng với đó, cuối nhà nhỏ hẹp sẽ sinh ra khí tụ, không luân chuyển tốt trong không gian.
- Thứ 2, theo quan niệm từ xưa đến nay, bếp thường được đặt ở cuối nhà. Theo nhiều trường phái về phong thủy bát trạch, dương cơ, thì bếp đóng vai trò rất quan trọng, tạo sinh khí, không khí ấm cúng cho cả căn nhà. Nếu hướng nhà có xấu thì có thể dùng bếp để hóa giải được. Vì vậy, đặt bếp ở cuối nhà là làm giảm vai trò và hiệu quả.
- Thứ 3, điểm này rất quan trọng. Phần trước thường đặt phòng khách, phần giữa nhà thường đặt phòng ngủ.Theo thói quen sinh hoạt của con người, ta sẽ thấy còn trẻ và thanh niên thường thích ở phòng khách hơn bởi có nhiều thứ giải trí vui chơi như xem ti vi, đọc sách, học hành...; những người có độ tuổi trung niên thường thích nghỉ ngơi, yên tĩnh; và khi về già, người ta thích lụi cụi ở sau bếp, nhóm lửa nấu ăn, đun trà.
Do đó người lớn tuổi thường ở phần “đuôi chuột” hít khí tù đọng nhiều hơn như vậy là không tốt.
- Thứ 4, khi sinh hoạt ở trong 1 không gian méo mó, không vuông vức thẳng thắn như vậy, về lâu dài những người này từ trong vô thức sẽ có cái nhìn lệch lạc về mọi vấn đề, hay bị ảo giác.
Vậy làm cách nào để hóa giải?
Điều này không khó, chúng ta chỉ cần lấy một bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết.
Phong thủy nhà ở cho rằng những không gian sinh hoạt chính gồm phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều cần vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang, thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa.
Tuy nhiên, với những vị trí đất khác nhau, phương án tốt nhất là bạn nên tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia về phong thủy nhà ở để có cái nhìn thực tế cụ thể cho từng trường hợp.