Nhiều dự án BĐS đang rớt giá mạnh nhưng người mua vẫn dửng dưng. Nguyên nhân tình trạng này là do chủ đầu tư, do người mua hay do thị trường?
Do áp lực đáo hạn trả nợ ngân hàng, một số chủ đầu tư đang chấp nhận bán lại các dự án dù phải lỗ hàng chục tỷ đồng. Đơn cử như: tại quận Tân Bình một dự án khu căn hộ đang được rao bán với giá 60 tỷ đồng. Giá này đã bao gồm tiền đất (khoảng 6.000 m2), tiền giấy phép xây dựng, tiền sử dụng đất, chi phí thiết kế, chi phí ép cọc…
Đại diện của đơn vị mô giới tiết lộ, nhiều chủ đầu tư đã chịu lỗ tới 30% so với mức đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, bên mua vẫn có thể tiếp tục thương lượng để giảm xuống sâu hơn vì chủ đầu tư đang rất cần tiền. Nhưng điều đáng nói ở đây là, dù giá bán khá mềm nhưng các nhà đầu tư đều không mấy hào hứng để mua lại các dự án trên vì họ còn lo ngại những rủi ro về mặt pháp lý.
Bên cạnh sự giảm giá của các dự án bán sỉ, nhiều người bán cũng đang tiến hành “đại hạ giá” các BĐS nhỏ lẻ tại các dự án bị đình trệ về thi công.
Bà Nhạn, chủ sở hữu một căn hộ tại Green Building thuộc Quận 9, đã mua căn hộ này cách đây 7 năm với mức giá 1.200 USD/m2. Nhưng nay bà Nhạn sẵn sàng băn căn hộ của mình chỉ với giá 500 USD/m2 (lỗ khoảng 11 triệu/m2) nhưng cũng không tìm được đối tác.
Ông Tuân chủ của một căn hộ tại Vạn Hưng Phát Apartment, Quận 8, cũng đã thanh toán 95% giá trị nhà (khoảng 2,3 tỷ đồng) nhưng sau 5 năm ông vẫn chưa nhận được căn hộ của mình vì dự án bị đình trệ thi công. Ông buộc phải giao bán can hộ đó chỉ với giá 1,2 tỷ đồng nhưng cũng chưa khách nào dám mua lại.
BĐS rớt giá mạnh nhưng người mua vẫn dửng dưng
Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, ông Đoàn Chí Thanh cho biết, nhiều dự án tại Tp.HCM đang ở tình trạng “chết lâm sàng”. Tuy giá giảm mạnh nhưng không ai dám mua vì độ rủi ro quá cao. Khi BĐS rớt giá thì động thái đầu tiên của nhà đầu tư là bán đổ, bán tháo. Nhưng không phải lúc nào những cuộc rút lui đó cũng êm đẹp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các dự án phải ngừng thi công. Có thể do thiếu vốn, do doanh nghiệp nợ nần nhiều, cũng có thể là do khách hàng không chịu đóng tiền… Mỗi trường hợp khác nhau sẽ cần có cách giải quyết phù hợp thì mới mong dự án thoát sớm thoát khỏi khó khăn.
Một nguyên khác có thể kể tới đó là giá của sản phẩm liệu đã phù hợp với thị trường chưa. Nếu khách mua nộp đủ số tiền thì liệu đã đủ để hoàn thiện dự án chưa, hay chủ đầu tư sẽ vẫn phải bù lỗ.
Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực cho rằng, việc các dự án đại hạ giá chủ yếu là do các chủ đầu tư để dự án sa lầy quá lâu. Muốn thoát khỏi tình trạng trên, các chủ đầu tư buộc phải tuân theo luật thắng thua của thị trường. Cụ thể: khi cơn sốt thị trường tới, chủ đầu tư sẽ chiến thắng với số lãi lớn. Còn khi thị trường khủng hoảng, họ sẽ phải chấp nhận thương vong. Ai may mắn sẽ tìm được lối thoát và chịu ít thiệt thòi. Còn ai không tìm được giải pháp hợp lý thì phải chịu tổn thất nhiều hơn.
Đáng lẽ cuộc tháo chạy này đã phải diễn ra sớm hơn, khoảng từ năm 2011 đến 2012 khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng. Nếu các chủ đầu tư mạnh dạn cắt lỗ ngay từ giai đoạn đó thì sẽ không chịu nhiều thiệt hại.
Càng cố gắng giữ giá, ôm dự án, các chủ đầu tư càng lỗ nặng và thậm chí còn khiến khách mua chịu lỗ theo.
Ông Đực cũng nhấn mạnh, nếu chủ đầu tư nào không còn khả năng tài chính thì nên sớm bán lại dựa án cho những chủ đầu tư mới có tiềm năng hơn. Điều đó sẽ cải thiện được tình hình chung và cũng khiến người mua bớt khổ. BĐS đã có những thời kỳ sôi động, giá cao thì nay việc hạ giá cũng là một quy luật tất yếu.