Đón nhận những tín hiệu hồi phục của thị trường nhà đất, nhiều đại gia BĐS đang ráo riết tập trung các nguồn lực cho một chu kỳ phát triển mới
Dự án gây chú ý trên thị trường thời gian trước đây với mức giá cao chót vót lên tới 140 triệu đồng/m2 là D’.Palais de Louis đang được hoàn thiện. Trong thời kỳ suy thoái, đây là dự án luôn bị ‘soi’ tiên độ. Đến thời điểm hiện tại, chủ đầu tư đã cho biết đang thi công đồng bộ phần điện, điều hòa, cửa… và tiến tới là hoàn thiện nội thất để kịp giao cho khách hàng trong thời gian 1 năm tới.
Trong khi đó, khu biệt thự đình đám một thời là Nam An Khánh cũng được Sudico xác định hoàn thiện để tạo ra nguồn thu cho DN . Usilk City – Văn Khê, Hà Đông sau hơn 2 năm đình trệ cũng đã được khởi động thi công trở lại.
Hàng loạt dự án khác đã thời bị ngưng trệ cũng được khởi động trở lại như: Hà Nội Times Tower (Hà Đông) hay sau dự án CT Number One ở Vân Canh, AZ Land cũng đang tìm các nguồn lực để hồi sinh hành loạt dự án Lâm Viên hay Sky.
Trong khi đó, nhiều dự án được khởi công trong giai đoạn thị trường khó khăn lại đang cho thấy lợi thế khi thị trường có dấu hiệu hồi phục, Vì thế, các chủ đầu tư đã tập trung thi công để đốn đỉnh mới của thi trường.
Phân khúc cao câp nội đô, D.’ Le Pont D’or – Hoàng Cầu khởi công từ cuối năm ngoái nay đang được đẩy mạnh đúng theo dự kiến. Cùng với sự hồi phục của thị trường và tiến độ dự án, lượng người đặt mua đã tăng lên đáng kế nhờ lợi thế vị trí và giá cả so vói cùng phân cấp.
Ngược lại, ở phân khúc bình dân, ông chủ dự án Đại Thanh đình đám thời khủng hoảng đnag bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối các tòa nhà Kim Văn – Kim Lũ để bàn giao, khởi công và bán hết căn hộ VP6 Linh Đàm và mới đây đã tiếp tục khởi chung chư HH1 và HH2 Linh Đàm.
Đáng chú ý hơn cả là nhiều dự án mới đang được ráo riết chuẩn bị để vào thi trường. Dự án ven Hồ Gươm từng đốt nóng thị trường với mức bồi thương cao nhất lên đến 1 tỷ đồng/m2 là D.’ Sans Raffles sau thời gian chuẩn bị đã được chính thức cấp giấy phép triển khai tại số 22 - 24 phố Hàng Bài và 25 - 27 phố Hai Bà Trưng. Dự án sẽ khởi công trong nửa cuối 2014. Một dự án khác là D.’ Le Roi de ven Hồ Tây cũng đang hoàn tất thủ tục để khởi công trong quý 3 này.
Để chuẩn bị triển khai dự án theo chu kỳ mới của thị trường, điều quan trọng nhất để đảm bảo thành công là phải có nguồn lưc tài chính mạnh để triển khai dự án không rơi vào cảnh chậm tiến độ hay đứt đoạn vì thiếu vốn. Có thể thấy, một số những đại gia về tài chính có tiềm lực tiếp tục đổ tiền để chuẩn bị cho một giai đoạn mới: Tân Hoàng Minh hoàn thiện thủ tục, găm giữ đất đai ở nhiều vị trí đắc địa để chờ thời; FLC mua lại nhiều dự án để khởi công xây dựng hay đại gia Thanh Thản liên tục khởi công xây dựng các dự án nhà thu nhập thấp...
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho dự án triển khai mạnh mẽ, các chủ đầu tư cũng tìm kiếm nguồn tài chính từ các ngân hàng. Mới đây, SHB đã cấp cho Tân Hoàng Minh khoản tín dụng trị giá 1.000 tỷ đồng để xây dựng và hoàn thiện dự án D’. Le Pont D’or, Hoàng Cầu. SHB cũng sẽ cho khách hàng vay mua nhà tại dự án với giá trị lên tới 70% căn hộ, lãi suất 5% trong năm đầu tiên với thời hạn lên đến 25 năm.
AZ Land được Agribank Nam Hà Nội bơm 400 tỷ đồng đểxây dựng dự án CT Number One. HP Landmark Tower được MB Bank tài trợ vốn để hoàn thiện. SHB bơm vốn để Phúc Hà Group thúc đẩy dự án Thăng Long Victory ở Nam An Khánh. Ở Tp.HCM, Novaland đã chi 3.000 tỷ đồng để thâu tóm rồi khởi động lại những dự án căn hộ từng nằm trùm mền và tung ra thị trường dưới cái tên mới như Icon 56, Galaxy 9 và Lexington Residences.
Không chỉ rót vốn trực tiếp cho dự án, các chủ đầu tư còn cùng ngân hàng đưa ra các gói hỗ trợ khách hàng mua nhà dự án. Mới đây, nằm trong gói hỗ trợ tín dụng 4.000 tỷ đồng của BIDV để hỗ trợ đầu ra cho các dự bán bất động sản...BIDV “rót vốn” cho khách hàng mua căn hộ D’.Palais de Louis với lãi suất thấp nhất 7% và thời hạn tối đã 15 năm.
Trong khi đó, Pvcombank trong gói tín dụng cho khách mua nhà đã hợp tác với dự án Golden West để cho khách hàng vay ưu đãi mua nhà. OceanBank hợp tác với Viglacera cho khách vay tiền mua dự án Thăng Long numberone, còn MB đã đẩy vốn để khách mua nhà tại dự án Hòa Bình Green City -Hai Bà Trưng.
Sự trở lại của các ngân hàng sau một thời gian thờ ơ với BĐS đã khiến khách hàng tự tin hơn khi xuống tiền đầu tư hay mua nhà ở. Trong khi đó, những chính sách của chính phủ về việc hạn chế cấp phép xây dựng cho các dự án nội thành hhay các thông tin về việc dừng cấp phép dự án mới, xem lại tiến độ các dự án đã cấp phép có nên triển khai hay không đã… khiến cho những ông chủ có sữn dự án và đang làm thật... có thêm nhiều lợi thế. Tuy nhiên, ngân hàng giờ đây đã thận trọng hơn với BĐS nên để có cái gật đầu của nhà băng, các chủ dự án cũng phải thể hiện năng lực của mình bằng việc làm thật khi ngân hàng trông vào tiến độ để đổ tiền.
Theo Vietnamnet