Gói tín dụng này nhằm giảm thiểu tồn kho trên bất động sản,
khơi thông dòng vốn vào thị trường xây dựng và tháo gỡ khó khăn cho các
dự án dở dang… |
Gói tín dụng này nhằm giảm thiểu tồn kho trên bất động sản, khơi thông
dòng vốn vào thị trường xây dựng và tháo gỡ khó khăn cho các dự án dở
dang…
Trong mô hình liên kết 4 nhà này, VNCB đứng ra làm ngân hàng cung cấp
nguồn vốn cho các đơn vị trong ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - bất
động sản.
Trong khi đó, thông tin từ VNCB cho hay Tập đoàn Thiên Thanh "hướng tới
là nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, chủ trì sàn kinh doanh vật
liệu xây dựng đầu tiên trên cả nước nhằm kết nối các đối tượng có nhu
cầu vật liệu xây dựng là các chủ đầu tư, nhà thầu với nhà sản xuất vật
liệu xây dựng trên cả nước".
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng nói trên hiện đã có VNCB, BIDV, Agribank, VCB, Vietinbank cam kết tham gia.
Ngoài ra, theo VNCB, có 7 ngân hàng cũng đã đăng ký với Ngân hàng Nhà
nước 70.000 tỷ đồng, là khoản cho vay bình thường phục vụ bất động sản.
Nếu phối hợp hai gói này, con số sẽ lên đến 120.000 tỷ. Cho dù, theo
Ngân hàng Nhà nước, điều này còn tuỳ thuộc vào thực tế và hiệu quả của
các dự án bất động sản.
Về điều kiện vay vốn của gói 50.000 tỷ nói trên, đại diện Ngân hàng Nhà
nước cho biết vẫn phải tuân thủ theo các điều kiện bình thường.
Liên quan về dòng vốn mới này, chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa nói
thêm, sắp tới sẽ có các chương trình cung cấp vốn cho thị trường xây
dựng, bất động sản, với quy mô có thể còn lớn hơn gói tín dụng của VNCB.
Trong đó, có một phần dành cho người dân xây dựng, sửa chữa, cơi nới
nhà cửa.
Theo VnEconomy