Bức thiều châu dát vàng trong ngôi nhà trăm tuổi

  29/08/2014 - 05:10


Ngôi nhà của ông Trịnh Văn Hùng ở làng Yên Trường (xã Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) được xây dựng từ
đầu thế kỷ 20.


Ông Hùng cho biết, chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ông Chánh tổng Trịnh Văn Tạc, thân sinh
nghệ sĩ hài Trịnh Mai. Sau đó, gia đình ông Tạc chuyển xuống nội thành Hà Nội sống.

Vì muốn giữ gìn tài sản của dòng họ Trịnh, ông bà nội của ông Hùng gom tiền mua lại căn nhà này. Toàn bộ tường được làm bằng đá ong, bên ngoài trát xi măng và lăn sơn lại nên mùa hè mát, mùa đông ấm.

Qua nhiều biến cố, toàn bộ phần khung, kèo, cột, mái nhà vẫn còn nguyên bản, chưa bị đụng chạm thay mới. Chỉ có bộ cửa bức bàn và nền nhà lát bằng gạch Bát Tràng đã bị phá nên gia chủ phải làm cửa mới, lát gạch hoa.


Ngay gian chính là bức thiều châu được dát vàng thật. Họa tiết hoa trái, chim trĩ, thỏ, sóc được chạm trổ tinh xảo.

Nhiều người buôn đồ cổ tìm đến ngôi nhà ngỏ ý mua lại bức thiều châu nhưng ông Hùng không bán. Thời bao cấp khốn khó, có nhà buôn gạ ông đổi lấy một chiếc xe Dream nhưng bị chủ nhà từ chối. "Giá trị vàng không lớn nhưng nét chạm trổ tinh xảo thì không đâu có được. Quan trọng nhất là tài sản cha ông để lại thì cháu con phải có nhiệm vụ giữ gìn", ông Hùng nói.


Chủ nhà không dám lau chùi nhiều vì sợ hỏng, ông chỉ lấy chổi lông gà phủi bụi.


Phần đầu rồng cũng được dát vàng, thân rồng uốn lượn cầu kỳ.


Nóc chính được thiết kế theo lối chồng rường kẻ chuyền, chồng rường chữ tam, đục chạm rồng, phượng cầu kỳ.


Một số thanh xà áp mái bắt đầu bị mục nhưng các mộng gỗ còn rất chắc chắn.


Trên cửa chính là bức cuốn thư, hai bên cửa phụ là hai bức khánh. Tất cả đều có từ thời ông Chánh tổng họ Trịnh.

Rèm tàu chắn mái hiên vẫn còn nguyên vẹn. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) từng dẫn chuyên gia người Nhật về tham quan kiến trúc ngôi nhà ông Hùng đang ở. Nhiều người làm nhà giả cổ cũng đến đây học hỏi.

(Theo Vnexpress)

 

(Theo )

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu