Bất động sản đón dòng vốn đầu tư hậu Covid-19

  25/05/2020 - 02:55

Mọi quá trình từ thực hiện, triển khai và hoàn tất giao dịch mua bán bất động sản đều chịu tác động của Covid-19. Dù vậy, sẽ không có chuyện dòng vốn đổ vào thị trường này bị hạn chế mà sẽ trái lại còn tiếp tục tăng trưởng tại những loại hình nhất định.

Từ đầu tháng 5, các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đang dần trở lại quỹ đạo bình thường nhờ những biện pháp ngăn chặn Covid-19 hiệu quả từ phía Chính phủ. Thị trường bất động sản trước đó bị gián đoạn do dịch bệnh cũng đã tái khởi động nhưng để doành vốn có thể chạy vào thị trường thuận lợi, thời gian là một yếu tố bắt buộc. 

Số liệu của tổ chức World Bank cho biết, kinh tế Việt Nam trong năm nay được dự đoán sẽ tăng 4,9%. So với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng 3,82% trong quý đầu tiên. So với toàn cầu, tốc độ tăng trưởng này là tương đối cao dù đối với Việt Nam, đây là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á và hiện vẫn đang duy trì các yếu tố cơ bản tốt.

Theo đánh giá của Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam Nguyễn Thị Vân Khanh về xu hướng đầu tư trong 5 tháng đầu năm, những tác động không mấy tích cực từ đại dịch đã tạo nên những điển nghẽn đối với dòng vốn M&A vào bất động sản. Việc chốt hạ thương vụ đối với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian hơn do các giao dịch phải thực hiện thẩm định giá nhiều hơn. Tuy nhiên, sự kiên trì của các tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn được thể hiện qua chiến lược tiếp tục tìm mua tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội có uy tín. 

Còn với những nhà đầu tư Việt Nam, sự trì hoãn đối với quá trình phê duyệt cũng là điều không thể tránh khỏi với chính sách thắt chặt tín dụng. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng từ dịch bệnh đã gây nên áp lực trong ngắn hạn đối với dòng tiền và thanh khoản của nhà đầu tư. Vì vậy, hình thức tài trợ nợ đã được một số nhà phát triển trong nước sử dụng như một cách huy động vốn, có thể kể đến như tìm kiếm đối tác vốn hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong quý 1/2020, ngay cả khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính do ảnh hưởng xấu từ dịch bệnh nhưng theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, thị trường Việt Nam đến giờ vẫn chưa xuất hiện xu hướng bán tài sản nợ xấu từ các công ty BĐS nội địa. 

Giới đầu hy vọng sẽ đưa dòng vốn đổ lại vào thị trường BĐS trong giai đoạn nửa cuối năm nay hoặc đầu năm 2021
Giới đầu hy vọng sẽ đưa dòng vốn đổ lại vào thị trường BĐS trong giai đoạn nửa cuối năm nay hoặc đầu năm 2021. Ảnh minh họa

Theo đánh giá của bà Vân Khanh, thời gian qua xu hướng đầu tư BĐS phần lớn đều đến từ giới đầu tư đã am hiểu về nhu cầu thị trường cũng như biến động rủi ro và biết chớp thời cơ để tìm kiếm hiệu suất đầu tư tốt, mở rộng danh mục đầu tư. Trong khi đó, nhóm đầu tư mới gia nhập thị trường lại có phần bảo thủ hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian bất ổn vừa rồi, không ít khoản vốn đầu tư lớn dự kiếnc hảy vào thị trường phải tạm ngưng trong ngắn hạn. Theo đó, không tính những giao dịch đang trong quá trình thực hiện thì những giao dịch có kế hoạch triển khai gần như đều tạm thời bị đình trệ.

Bà Khanh nhìn nhận: “Tuy vấp phải lực cản nhất thời, dòng vốn đổ vào BĐS sẽ tăng trưởng trở lại khi tình hình Covid-19 trên thế giới ổn định hơn. Nhiều nhà đầu tư vẫn giữ bình tĩnh và lạc quan, giữ vững cam kết sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường trong dài hạn. Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thời cơ, chưa thật sự trở lại thị trường nên trong quý 2 thị trường chưa nhiều biến động. Tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tương đối tốt ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh của họ trở lại bình thường. Vị trí đàm phán giữa người bán và người mua ngày càng trở nên cân bằng hơn. Do đó, kỳ vọng sẽ có nhiều giao dịch thành công hơn khi thị trường dự kiến phục hồi trong nửa cuối năm 2020 hoặc 2021”.

Nhận định về xu hướng đầu tư trong thời gian tới, theo bà Vân Khanh, nhu cầu đầu tư bất động sản khu công nghiệp hứa hẹn sẽ nhiều triển vọng nhất. Thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ trở thành điểm đến thay thế cho Trung Quốc do xu hướng hạn chế sản xuất và phụ thuộc vào một quốc gia trước đó. Từ năm ngoái, một vài doanh nghiệp đa quốc gia đã chuẩn bị lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam để giảm tải áp lực hàng rào thuế quan mới cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, đồng thời tìm kiếm thị trường thay thế đề phòng trường hợp giá tăng cao.

Song, ngoài những ưu thế nói trên, Việt Nam hiện đang là một thị trường mới nổi nên còn nhiều thách thức trong việc thực hiện M&A bất động sản. Việt Nam cần cải thiện mức độ minh bạch và đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý để thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy nhiều hoạt động M&A hơn.

(Theo ThanhnienViet)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu