Theo Cushman & Wakefield, nhu cầu cho thuê văn phòng trên 30 thành phố lớn được dự báo đạt mức cao trong năm 2017 nhờ giá dầu vẫn duy trì ở mức dưới 60 USD/thùng.
Vừa qua, Cushman & Wakefield đã công bố Báo cáo nghiên cứu khách thuê liên quan đến tăng trưởng giá dầu nhằm đánh giá tác động của nhiên liệu này lên thị trường văn phòng. Cụ thể, trừ sự "đóng băng" sản lượng hoặc một sự kiện không lường trước, dự kiến giá dầu sẽ vẫn duy trì ở mức dưới 60 USD/thùng trong năm 2017 và vẫn ở mức dưới 70 USD cho đến hết năm 2020. Theo đó, người tiêu dùng và thị trường phi sản xuất năng lượng (trong đó có văn phòng cho thuê) được hưởng lợi.
Giá dầu xuống thấp kéo theo giảm giá thực phẩm và nhiên liệu tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đã làm dịu áp lực lạm phát, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương ở châu Á phạm vi lớn hơn để nới lỏng tiền tệ.
Theo đơn vị này, quy mô của các công ty dầu khí trong khu vực văn phòng APAC tương đối nhỏ, ước tính ít hơn 10% của tổng diện tích văn phòng. Do đó, tác động của sự sụt giảm giá dầu trên không gian văn phòng gần như không đáng kể tại Singapore và Malaysia bởi các công ty năng lượng chiếm không lớn.
Trong khi đó, thành phố Perth (Australia) chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thị trường hàng hóa (gồm cả dầu khí), tỷ lệ trống văn phòng tăng 17,2% kể từ đợt điều chỉnh còn 15,2% do sự bùng nổ giá dầu.
Nhờ sự suy giảm giá dầu, thị trường văn phòng tại 30 thành phố lớn được dự báo
sẽ có nhu cầu thuê đạt ở mức cao vào năm 2017. (Ảnh: Telegraph).
Tại Trung Quốc, tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực năng lượng - bị chi phối bởi các thị trường như Đại Liên và Thiên Tân - giảm mạnh khi giá dầu giảm trong năm 2014. Nguồn cung văn phòng 2 năm tới dự kiến sẽ tăng tại một số thị trường dầu trung tâm ở quốc gia này.
Theo dự báo của Cushman & Wakefield, nhu cầu thuê văn phòng trên 30 thành phố lớn đạt mức cao trong năm tới. Đồng thời, làn sóng nguồn cung mới có thể dẫn đến diện tích trống nhiều hơn và nhiều cơ hội hơn cho khách thuê. Khách thuê ở nhiều thị trường sẽ được hưởng lợi từ việc chi phí xây dựng văn phòng và chi phí năng lượng thấp hơn.
Tác động của giá dầu giảm lên sự tăng trưởng kinh tế và khu vực văn phòng đã được lan tỏa tại khu vực châu Mỹ do đây là nhà của nhiều thành phố năng lượng trung tâm lớn của thế giới. Cụ thể, tại Houston và Oklahoma (Mỹ) ghi nhận các tỷ lệ văn phòng trống cao nhất trong cả nước. Tại khu vực các tuyến tàu điện ngầm trung tâm năng lượng, thị trường văn phòng đa dạng hơn giúp tình hình tốt hơn nhiều. Tiêu biểu là Denver có mức tăng trưởng thuê tăng 7% trong quý II/2016 so với cùng kỳ năm ngoái.
Canada đứng thứ năm trên thế giới trong sản xuất dầu và tài nguyên liên quan, chiếm khoảng 1,8 triệu việc làm. Thống kê cho thấy, trong số 3,9 triệu thùng dầu mỗi ngày nước này sản xuất, có tới 97% là từ Alberta, Newfoundland, Manitoba và Labrador. Vì vậy, giá dầu thấp đã đè nặng trên thị trường văn phòng của Edmonton, Calgary, và St. John.
Còn tại khu vực Mỹ Latinh, Caracas có thị trường văn phòng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các ngành công nghiệp dầu. Trong khih đó, các thị trường văn phòng ở Mexico City và Bogota đang bị tác động ở một mức độ thấp hơn.
Riêng với khu vực EMEA (châu Âu, châu Phi và Trung Đông), việc làm trong lĩnh vực năng lượng đã giảm xuống và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn. Abu Dhabi và Moscow sử dụng số lượng lớn nhất lao động trong lĩnh vực năng lượng và các thành phố năng lượng trung tâm như Stavanger, Aberdeen, Na Uy nên sẽ bị tác động nặng nề do biến động giá dầu và các áp lực liên quan.
So với năm 2015, thị trường văn phòng Moscow đã chứng kiến sức thuê giảm gần một phần ba. Trong năm tới, diện tích văn phòng tăng lên cùng với tăng trưởng giá thuê dự kiến sẽ có xu hướng thấp hơn. Số lượng lớn nhân viên ngành năng lượng tại Abu Dhabi và ở Aberdeen rời khỏi hai thành phố đã thổi bùng nguy cơ diện tích trống tăng cao và không có dấu hiệu tăng trưởng giá thuê. Song, tác động trên thị trường văn phòng sẽ bị giới hạn ở các thành phố như London nhờ vào sự đa dạng khách thuê.