Giá thuê BĐS ở London đắt đỏ nhất toàn cầu

  16/10/2015 - 09:49

Báo cáo 12 thành phố vừa được công bố bởi Bộ phận Nghiên cứu thị trường của Savills toàn cầu cho biết, nếu so với Thượng Hải, Hong Kong và Mumbai thì giá bất động sản (BĐS) tại London và New York duy trì ở mức ít đắt đỏ hơn (tính trên năng suất kinh tế). Sydney, San Francisco và Los Angeles cũng đem lại giá trị tốt nhất khi theo phương pháp này.

Chi phí thuê BĐS tại London (Anh) cao nhất thế giới.
Chi phí thuê BĐS tại London (Anh) cao nhất thế giới.

Được biết, chỉ số sống/làm việc của Savills là sự đo lường tổng hợp của giá thuê nhà ở và văn phòng tính theo đầu người trong 1 năm. Những số liệu mới nhất vừa được công bố cho hay, London đứng đầu danh sách, bên cạnh đó Hong Kong và New York cũng là những đô thị đắt đỏ nhất thế giới mà doanh nghiệp phải chi trả chi phí cho nhân viên.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2015, chi phí sống/làm việc trung bình ở London là 118,425 USD, tăng 20.7% kể từ khi chỉ số được triển khai vào năm 2008. Trong khi đó, tại Hong Kong chi phí chỉ tăng 0,4% kể từ 2008 và mức tăng là 28,4% tại New York. Kể từ năm 2008, San Francisco có tỉ lệ tăng cao nhất, đạt 59,8%.

Mumbai là thành phố có mức chi phí thấp nhất trong bảng xếp hạng 12 thành phố nói trên, các doanh nghiệp tại đây chi khoảng 29,088 USD để trang trải cho 1 nhân viên, con số này tăng 2,4% so với 2008, còn ởThượng Hải mức phí ở là 38,089 USD, đã tăng 15,6% so với năm 2008.

Bảng xếp hạng thành phố theo mức tăng giá cả từ năm 2008.
Bảng xếp hạng thành phố theo mức tăng giá cả từ năm 2008.

Thế nhưng, các chi phí sinh hoạt chỉ là một phần để đánh giá khả năng chi trả BĐS, Savills cho biết. Để tính toán được yếu tố này, đơn vị tư vấn đã so sánh chi phí sinh hoạt trên đầu người với GDP đầu người của từng thành phố trong bảng chỉ số để đưa ra chỉ số giá trị.

Theo đó, các thành phố Sydney và Los Angeles có giá thuê sống/làm việc tốt nhất lần lượt ở các mức 70% và 80% trên GDP đầu người, kế đến là San Francisco. Nếu xét trên năng suất kinh tế của thành phố thì Mumbai là nơi đắt đỏ nhất, với mức cao gấp 5 lần mức GDP bình quân đầu người. Từ đó có thể thấy, hầu hết người lao động tại thành phố không sinh sống và làm việc trong phạm vi mức sinh hoạt theo chuẩn quốc tế mà Savills tính toán.

Báo cáo cho biết, chi phí bình quân đầu người ở 12 thành phố là 74,945USD/năm, mức này cao gấp 1,4 lần GDP bình quân đầu người so với dân số của từng thành phố. Còn tỷ lệ của Hong Kong là 3 lần và đang giảm dần, trong khi thủ đô của nước Anh giữ cân bằng ở mức 2 lần và ở New York đạt 1.5 lần, hiện đang tăng lên.

“Tuy dù nghiên cứu này không đề cập đến khả năng chi trả BĐS, song có thể coi đây là một dấu hiệu nhận biết tốt đối với những thành phố có khả năng tăng công suất thuê nếu GDP không tăng lên, hoặc những nơi có khả năng hấp thụ sự tăng giá sinh hoạt, thông qua giá thuê văn phòng hoặc ngân hàng", Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Savills bà Yolande Barnes nói.

Tại Mỹ, thành phố San Francisco có mức sinh hoạt của các doanh nghiệp tài chính và sáng tạo/điện tử tăng nhanh nhất với gần 60% kể từ 2008. Kinh tế Mỹ hồi phục dẫn đến sự tăng giá thuê mạnh ở New York và Los Angeles, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ có 3 thành phố dẫn đầu về mức tăng giá. Nhìn chung, các thành phố sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh có mức tăng giá thuê cao nhất. Top 5 cũng ghi nhận cả London và Sydney.

Đối với khách thuê BĐS ở những thành phố này thì đây không phải là tin tốt, nhưng nó lại cho thấy sự hoàn trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư BĐS ở những nền kinh tế thuộc “thế giới cũ” kể từ sau cuộc suy thoái. Hơn nữa, giá thuê tăng là một tín hiệu chắc chắn của sự tăng trưởng kinh doanh và phát triển thịnh vượng.

(Theo Báo Đầu tư Online)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu