Hà Nội: Chung cư dành cho sinh viên “ế ẩm”

  27/04/2015 - 09:32

Khu nhà ở dành cho sinh viên đã không hút được sinh viên khi quá xa các trường học cùng với điều kiện sinh hoạt không thuận lợi...

Hiện tại, sau 3 tháng chính thức vào hoạt động, khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại khu đô thị mới Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn trong tình trạng “ế ẩm”. Sinh viên vẫn không mặn mà với khu vực này khi gia thuê rẻ lại có cơ sở vật chất tiện nghi và hiện đại. Thực trạng hiện ại ở những khu nhà học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tư Hiện rất đìu hiu và vắng vẻ mặc dù mới mẻ và khang trang. Tòa nhà có tích hợp thang máy, các phòng có diện tích khoảng 57m2, được trang bị đầy đủ giường, tủ, bình nóng lạnh, internet, căn tin, hầm để xe, thậm chí còn có cả điều hòa. Với mức giá chỉ 205.000 đồng/người, những tưởng khu nhà này sẽ nhanh chóng hết chỗ. Tuy nhiên, chung cư này vẫn mỏi mòn chờ khách.

chung cư dành cho sinh viên

Hiện nay, khu chung cư dành cho sinh viên chỉ vài tầng ở dưới được lấp kín

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên không muốn chuyển về đây là bởi vì xa trường học, bất cập trong việc đi lại. Hiện tại, chỉ có duy nhất một chuyến xe buýt đi qua khu nhà này, và phỉa mất từ 20-25 phút mới có chuyến tiếp theo. Một sinh viên chia sẻ: Lúc đầu cũng định rủ bạn cùng phòng chuyển đến đây ở, tuy nhiên sau khi tìm hiểu thấy có bất cập là một phòng ở đông người, không có phòng nào cho thuê 1-2 người để có thể tự do phân bố thời gian cá nhân của mình. Cùng với đó, việc bất tiện trọng đi lại, không có phương tiện cá nhân là lý do lớn cản trở các bạn sinh viên đến đây ở.

Với thiết kế mỗi phòng 8 người ở, không được nấu ăn, thì khu nhà này không khác gì các khu ký túc xá. Trong khi đó, nếu ở ký túc xá, sinh viên được ở gần trường, thuận tiện khi đi học.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị bà Nguyễn Hồng Hạnh chia sẻ, nhà đẹp, hiện đại tuy nhiên sinh viên không đến ở là bởi sự thiếu đồng bộ khi thực hiện đầu tư dự án. Nơi ở của sinh viên phải được tính toán đến các yếu tố như gần nhiều trường đại học, có nhiều phương tiện giao thông công cộng, với điều kiện này, rõ ràng là  khu nhà Pháp Vân - Tứ Hiệp rõ ràng chưa đáp ứng được.

Bà Hạnh cho biết thêm, nếu chủ trương có các tuyến giao thông công cộng kết nối mà hiện vẫn chưa có sẽ là một nguyên nhân, còn trường hợp nếu như đã có các tuyến giao thông công cộng kết nối mà vẫn không có nhiều sinh viên đến ở thì cần phải xem xét nguyên nhân khác. Dựa vào điều kiện thực tế, khu Pháp Vân - Tứ Hiệp không có trường đại học nào gần đó. Vì vậy, tuy có tuyến giao thông công cộng kết nối, nhưng vì quá xa, không thuận lợi đối với sinh viên do đó khó hấp dẫn sinh viên đến ở.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong số 66 dự án phát triển nhà ở xã hội của thành phố thì có 10 dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhằm đáp ứng chỗ ở cho hơn 39.000 sinh viên trên địa bàn.

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, những dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do đó sẽ là sự lãng phí lớn về đất đai cũng như tiền của khi đi vào hoạt động nhưng thiếu vắng người ở.

Trong khi hầu hết sinh viên tại Hà Nội vẫn đang phải thuê trọ tại nhà dân với giá cao, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo thì tình trạng hàng nhìn chỗ ở bỏ trống tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp đang là một điều nhức nhối. Nếu không có giải pháp khắc phục những bất cập hiện nay, thì tình trạng ế ấm này vẫn không được cải thiện bởi  cung - cầu vẫn không gặp nhau.

(Theo VOV)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu