Theo các chuyên gia của hãng nghiên cứu JLL, Brexit sẽ mang lại cơ hội ngắn hạn cho các nhà đầu tư quốc tế nhưng nhu cầu về nhà ở sẽ yếu cùng với sự hạn chế về dòng vốn.
Giới chuyên gia cho rằng, sau Brexit sẽ dòng vốn ngắn hạn và trung hạn đến thị
trường địa ốc London.
Brexit tác động đến thị trường bất động sản
Tuy việc bỏ phiếu cho Brexit mang lại một sự khởi đầu mới bấp bênh chưa từng có ở nước Anh nhưng giới đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội trong ngắn hạn khi đồng bảng Anh giảm mạnh, đã xuống thấp nhất trong vòng 31 năm qua khi thị trường mở cửa vào ngày 24/6/2016.
Trưởng phòng nghiên cứu thị trường nhà ở tại JLL, Adam Challis cho hay, các nhà đầu tư cũng có thể tìm ra các cơ hội tốt tại thị trường này trong ngắn hạn, nhất là những nhà đầu tư quốc tế có thể được hưởng lợi từ việc chênh lệch tỷ giá do đồng bảng Anh giảm sút.
Vậy nhưng, thị trường nhà tại London sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn từ quyết định rời khỏi EU này.
Những mối quan hệ mậu dịch liên kết giữa London và các nước còn lại của châu Âu sẽ càng làm cho những tác động này trở nên phức tạp hơn. Từ đó sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn đối với các chủ nhà ở London. Dù mấu chốt dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý nằm ở các mối quan hệ thương mại quốc tế của Vương quốc Anh nhưng chúng tôi rất lo ngại nền chính trị trong nước hiện nay sẽ trở thành mối rủi ro chính đối với thị trường nhà ở, Challis cho biết thêm.
Trong khi đó, các chuyên gia độc lập cho rằng, sản lượng cũng như mức thu nhập tại Anh sẽ giảm từ 3-10% trong 5 năm sau Brexit. Mặc dù sẽ có những khoảng tiết kiệm ngân sách từ việc rời khỏi EU nhưng đổi lại sẽ là sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế. Chính vì vậy, rất khó để đánh giá nền kinh tế trong dài hạn cho gian đoạn sau năm 2020.
6 hệ lụy đối với thị trường địa ốc
Giới nghiên cứu cũng chỉ ra 6 hệ lụy đối với thị trường địa ốc London sau sự kiện Brexit.
Một là, nhu cầu nhà ở sẽ suy yếu cùng với sự tăng trưởng chậm về kinh tế và tâm lý thị trường giảm sút. Mặt khác, tác động về giá thuê có thể được giới hạn bởi nguồn cung hạn chế, hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Hai là, tâm lý nhà đầu tư xấu đi, điều này sẽ càng làm giảm dòng vốn ngắn hạn đến trung hạn.
Ba là, có khả năng là giá trị tài sản sẽ bị điều chỉnh thấp hơn trong vòng 2 năm tới (ước tính lên đến -10% lợi nhuận). Thủ đô London vẫn bị ảnh hưởng nhất bởi sự điều chỉnh giá cả hiện tại và cơ sở khách thuê đa quốc gia của họ.
Bốn là, thị trường nhà ở được dự đoán sẽ dịu xuống dù lãi suất có giảm xuống, sẽ không có những điều chỉnh đáng kể, trừ ở London - nơi mà giá trị tài sản cao hơn, khiến thị trường dễ biến động hơn.
Năm là, đối với thị trường bất động sản, những điều chỉnh ban đầu sẽ rất khốc kiệt, theo sau sẽ là xu hướng tăng khi các cơ hội tái xuất hiện tại các thị trường chính ở Anh và khi thị trường nhận ra lợi ích của một đồng Bảng Anh đã yếu đi. Do đó, tâm lý thị trường và giá cả sẽ là chìa khóa để vực dậy nhu cầu thị trường.
Sáu là, phần lớn sẽ phụ thuộc vào tốc độ đàm phán, một bức tranh chính trị rộng hơn và định hướng du lịch thuận lợi, rõ ràng được thành lập từ rất sớm.
Các xung đột nội bộ về chính trị vẫn kéo dài bất chấp kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, đặt ra nhiều mối đe dọa lâu dài cho nền kinh tế Anh cũng như cơ hội phục hồi kịp thời từ sự suy giảm kinh tế sắp tới.
Giám đốc điều hành JLL tại Anh, ông Chris Ireland cho rằng, ngay cả khi môi trường kinh doanh của Vương quốc Anh vẫn giữ như bình thường về mặt thương mại và luật pháp cho đến năm 2018 nhưng một sự thay đổi lớn như vậy chắc hẳn sẽ tạo ra nhiều biến động trong thị trường kinh tế và bất động sản.
Theo chuyên gia này, những ảnh hưởng trên chủ yếu chỉ gói gọn trong phạm vi nước Anh nếu sự ra đi khỏi EU của nước này diễn ra suôn sẻ.