Đối với các lao động có trình độ tại các đô thị lớn, với nghề nghiệp và thu nhập ổn định, họ hoàn toàn có thể mua nhà sau 7 năm đi làm.
Trong năm đầu của mỗi cặp vợ chồng có mức lương trung bình 900 USD/tháng trở lên sẽ tiết kiệm được khoảng 10% thu nhập. Từ năm thứ 3 trở đi, lượng tích lũy chỉ bằng 20-50% so với những năm đầu. Như vậy nếu tích cực tiết kiệm, thì sau 7 năm họ sẽ có 800 triệu đồng. Với khoản tiền này, họ đã có thể sở hữu 50% của căn hộ với giá 1,6 tỷ đồng. Phần tiền còn thiếu, những gia đình trẻ có thể vay ngân hàng hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của người thân. Thực tế cho thấy, với sự hậu thuẫn của gia đình hai bên, họ thường sở hữu được các căn nhà sớm hơn và có giá trị cao hơn so với mức tính toán trên.
Sau 7 năm đi làm, các gia đình trẻ mua được 50% nhà
Trong phân tích này, tổng chi phí mua nhà gồm: giá trị bất động sản, chi phí vay, chi phí cơ hội và tiền thu ròng khi bán bất động sản. Quá trình vay có thể kéo dài trong 15 năm. Tỷ lệ nợ trên giá trị tài sản thế chấp là 50%. Với mức lãi suất giả định trong suốt kỳ hạn vay là 12%.
Nếu người vay thanh toán hàng tháng (cả gốc lẫn lãi), thì số tiền phải trả là 9,6 triệu đồng/tháng đối với căn hộ có giá trị 1,7 tỷ đồng. Như vậy, tổng chi phí cho việc mua căn hộ sẽ là 2,5 tỷ đồng. Trong đó, tiền lãi vay là 928 triệu đồng bao gồm: 37% tổng chi phí mua nhà và 54% tổng chi phí vay.
Cho dù giá nhà tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân của người dân. Nhưng hiện nay giá nhà đang có chiều hướng giảm xuống. Trong 8 năm gần đây, thị trường BĐS đã chững lại và giá cả của BĐS cũng đang hợp lý hóa. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư cả trong và ngoài nước đang cùng tham gia và thị trường nên khách hàng có nhiều cơ hội chọn lựa nhà ở phù hợp với nhu cầu của mình.
Các dự án căn hộ giá rẻ trong vòng 2 năm qua đã tăng mạnh. Giá của các BĐS này chỉ nằm trong khoảng 500 - 800 USD/m2. Vì vậy, việc sở hữu một căn hộ đối với các gia đình trẻ đã trở nên dễ dàng hơn.