Trong năm 2017, chủ sở hữu nhà ở tại Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Điều này cho thấy, sự đắt đỏ số một thế giới của thị trường nhà đất đặc khu này.
Lượng sở người dân sở hữu nhà ở tại Hồng Kông giảm xuống mức
thấp nhất kể từ năm 1999. Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, số liệu mới do Cục Thống kê Hồng Kông cho thấy, tính đến cuối năm 2017, chỉ 49,2% hộ gia đình Hồng Kông sở hữu nhà ở. Đây là tỷ lệ sở hữu nhà thấp nhất từ năm 1999. Tỷ lệ này từng đạt mức cao nhất là 54,3% vào năm 2004.
Căn cứ vào chỉ số Centaline Property Centa-City Leading, do các căn hộ có tính thanh khoản dồi dào và nguồn cung hạn chế nên giá bất động sản Hồng Kông tăng gấp ba lần từ năm 1999. Hãng tư vấn chính sách quy hoạch đô thị Demographia đánh giá, Hồng Kông là thị trường bất động sản đắt đỏ nhất hành tinh trong tám năm, đánh bại gần 300 thị trường nhà tại 9 quốc gia.
Cũng theo số liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ, tỷ lệ sở hữu nhà ở của khu vực New York còn lớn hơn Hồng Kông khi đạt trung bình 49,9% năm 2017. Còn tại Singapore, nơi người dân có thể mua nhà chính phủ, tỷ lệ này vượt 90%.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải thừa nhận rằng, vài biện pháp làm mát thị trường không đem lại kết quả, và chính phủ không thể nào kiềm chế giá cao. Thời gian gần đây, biện pháp tiếp tục giữ chiếc neo tiền tệ của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông có giúp giảm tính thanh khoản, và có thể khiến các ngân hàng cuối cùng cũng tăng lãi suất cho vay mua bất động sản.