Do nhiều mâu thuẫn khó hòa giải, đầu năm 2016, ông bà Cai - một cặp vợ chồng đến từ Thượng Hải quyết định ly hôn. Lý do chính xác hơn là vì bong bóng thị trường bất động sản (BĐS).
Được biết, cặp đôi quản lý một cửa hàng bán quần áo và muốn mua căn hộ có giá 3,6 triệu nhân dân tệ (CNY), tương đương 532.583 USD, làm căn nhà thứ 4 mà họ sở hữu. Thế nhưng, chính quyền địa phương bắt đầu hạn chế khả năng mua của các cá nhân đã sở hữu nhà đất như một phần của nhiều biện pháp tránh bong bóng. Do đó, vợ chồng ông Cai ly dị đã ly hôn hồi đầu tháng 2 năm nay.
Ông Cai chia sẻ: “Tại sao chúng tôi phải nghĩ về việc ly hôn? Bởi chúng tôi kết hôn quá lâu rồi. Hơn nữa, nếu chúng tôi không mua căn hộ này, chúng tôi sẽ lỡ cơ hội làm giàu”. Ông Cai từ chối cho biết họ để tránh rắc rối pháp lý có thể xảy ra.
Hiện tại, giá BĐS lên cao của Trung Quốc đang kích cầu nhiều biện pháp hạn chế bong bóng và những người mua hăng hái hiện tìm cách hành động thêm trước khi biện pháp điều tiết mới được áp dụng. Tuy số liệu công bố hôm 22/10 cho thấy một số thành phố nóng nhất như Thượng Hải và Bắc Kinh đang hạ nhiệt nhưng giá nhà mới vừa tăng mạnh nhất trong bảy năm vào tháng 9/2016.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nhìn một cách tổng thể, thị trường địa ốc “trông như được làm mát” vào tháng này sau khi nhiều biện pháp được áp dụng cho các thành phố hạng nhất và hạng nhì Trung Quốc. Chính quyền địa phương ở ít nhất 21 thành phố giới thiệu các biện pháp kiềm chế BĐS, chẳng hạn như yêu cầu hạn chế mua nhiều nhà để kéo giá đi xuống. Giới phân tích tại UBS Group và Bank of Communications cho rằng, tác động của những biện pháp trên có thể ngắn hạn do giới quản lý chưa cho thấy dấu hiệu thắt chặt ở mảng tiền tệ.
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để "làm mát" thị trường BĐS.
Nhà phân tích Xia Dan thuộc Bank of Communications cho biết: “Sự kiềm chế sẽ hiệu quả trong 2-3 tháng đầu nhưng các nguồn vốn nhàn rỗi dài hạn vẫn có khả năng chảy về BĐS ở nhiều trung tâm lớn nhất vì đây là các tài sản an toàn”. Theo số liệu từ Bloomberg, trong 3 quý đầu năm 2016, giá trung bình của một căn nhà mới tăng 30% tại các thành phố hạng nhất như Thượng Hải và tăng 13% ở các đô thị loại hai nhỏ hơn.
Đợt bùng nổ BĐS bắt đầu từ năm 2014 khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nới lỏng yêu cầu cho vay và giảm lãi suất. Cùng với đó, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng bỏ hạn chế việc bán trái phiếu và cổ phiếu cho các nhà phát triển BĐS, giúp họ có thêm tiền đầu tư dự án mới.
Về sau, BĐS được bán nhiều hơn trong các cuộc đấu giá đất của chính phủ. Có 196 nhà phát triển được niêm yết trên sàn chứng khoán của Trung Quốc nợ 3.000 tỉ CNY (tính đến tháng 6/2016), tăng từ mức 1.300 tỉ CNY cách đây 3 năm. Giá mỗi m2 đất tại nhiều thành phố chưa phát triển tăng còn cao hơn so với các căn hộ. Người Hoa gọi tình hình này là “bột đắt hơn so với bánh mì”.
Hiện giới chức Đại lục đã và đang nỗ lực để kiềm chế thị trường mà không gây hại cho nền kinh tế. Nhiều đô thị lớn chứng kiến nguồn cung bị thắt chặt và giá cả cao, trong khi đó, các thành phố nhỏ hơn có quá nhiều căn hộ mà không có đủ người mua.
Nhiều thành phố Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát những người lách luật. Vào đầu tháng này, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Trung Quốc cho biết họ điều tra 45 nhà phát triển và cơ sở bị cáo buộc tham gia vào quảng cáo sai lệch, các hoạt động bất hợp pháp khác để thúc đẩy đầu cơ. Một số thành phố như Nam Kinh, Thâm Quyến cũng thắt chặt lỗ hổng ly hôn.
Lúc bấy giờ, ông Cai chỉ ra hai thập niên giá cả tăng để giải thích rằng: “Điều duy nhất tôi biết là mua nhà đất chẳng bao giờ lỗ. Từ vài ngàn nhân dân tệ một m2 đến trên 100.000 nhân dân tệ một m2, nó có bao giờ lỗ không? Không”.