Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mới nhờ chi phí rẻ, môi trường đầu tư thuận lợi, dễ hòa nhập, đặc biệt là sự tác động trực tiếp từ cuộc chiến trang thương chiến Mỹ - Trung.
Báo cáo chuyên đề Bất động sản công nghiệp những tháng đầu năm 2019 vừa được Savills Việt Nam công bố đã đưa ra nhiều đánh giá tích cực về thời cơ phát triển mới đầy tiềm năng của thị trường này. Đồng thời, nội dung báo cáo cũng đưa ra 7 lý do tạo nên sức hút cho bất động sản công nghiệp Việt Nam trong suốt 1 năm qua.
1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang
Cơ hội của bất động sản công nghiệp Việt Nam ngày càng được mở rộng khi căng thẳng Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu dừng lại. Cuộc thương chiến đã khiến các công ty có trụ sở tại Trung Quốc hướng đến phương án đạng hoá quy trình sản xuất, đồng thời di chuyển cơ sở sản xuất đến một địa điểm mới ít rủi ro và nhiều cơ hội hơn. Các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một trong những bến đỗ mới đó.
2. Chi phí sản xuất thấp
Trong năm 2018, lương của lao động ngành sản xuất tại Việt Nam chỉ ở mức 237 USD/tháng, rất thấp so với mức 924/tháng của Malaysia, 866/tháng của Trung Quốc và 412 USD/tháng ở Thái Lan. Kinh phí xây dựng nhà xưởng trung bình của Việt Nam trong năm 2018 đang thấp hơn hẳn nước bạn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và được xếp hạng "vừa túi tiền". Đây chính là điểm khiến các nhà sản xuất cân nhắc trong quá trình tìm kiếm địa điểm mới để dịch chuyển cơ sở của mình.
|
Phía trước khu công nghiệp Tân Phú Trung thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: Hepza.gov.vn |
3. Động lực từ các hiệp định thương mại
Thị trường công nghiệp Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ sự thành công của các hiệp định thương mại tự do. Tháng 1/2019, Hiệp định cải cách toàn diện cho hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được thiết lập; tháng 6/2019, ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ xoá bỏ tới 99% thuế hải quan và tăng sức hút cho bất động sản công nghiệp Việt.
Cùng với đó, chúng ta cũng đang chờ đợi sự hoàn tất của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) vào cuối năm 2019. Mục đích của Hiệp định nhằm thắt chặt sự hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên khối ASEAN cùng 6 quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Chính phủ Việt Nam đang cố gắng tạo sự minh bạch hơn nữa trong môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực và áp dụng sản xuất bằng công nghệ hiện đại để thu hút đầu tư.
4. GDP đạt tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN
Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng nhất khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, mức tăng trong năm 2019 là 6,8% rất nhiều lần so với mức tăng 2,4% của Singapore; tỷ lệ này tại Thái Lan là 3,5%; Malaysia là 4,5%; Indonesia là 5,8%; còn Philippines là 6,2%.
5. Nền kinh tế Việt Nam dễ hòa nhập
Kết quả khảo sát và thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam đứng thứ 69 trong tổng số 190 nền kinh tế dễ hoạt động kinh doanh trong năm 2018. Điều này thể hiện Việt Nam là thị trường dễ hòa nhập, không khó tính với các nhà đầu tư nước ngoài.
6. Đà tăng trưởng chỉ số thu mua tốt
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam trong tháng 6/2019 đạt trên mức 50 điểm, tăng lên 52,5, cao nhất quý 2. Focus-Economics cho hay, chỉ số của quý 2 cao hơn quý 1 thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của phân khúc sản xuất. Đà tăng trưởng này được đánh giá dựa trên số lượng đặt hàng mới, khôi phục tỷ lệ lao động, sản phẩm mới và lượng khách hàng gia tăng.
Sản phẩm của Việt Nam nhập khẩu thị trường Mỹ tăng trưởng tích cực trong những tháng đầu năm, tăng tới 40,2% hồi quý 1. Những sản phẩm của Việt Nam nhập khẩu nhiều vào thị trường Mỹ bao gồm: máy móc thiết bị và phụ tùng với 1,3 tỷ USD, tăng 54% theo năm; gỗ và cao su đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7%; giày dép đạt 2 tỷ USD, tăng 13,5%; hàng may mặc đạt 4,42 tỷ USD, tăng 9,1%.
7. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng
Trong 3 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2018. Sự tăng trưởng kinh tế của cả nước đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng của ngành sản xuất và chế biến, tăng 11,2% trong quý 1. Tổng cục thống kê (GSO) cho biết, các sản phẩm công nghiệp chính gồm có khai thác sắt và thép thô (60%), tiếp đến là dầu mỏ với 58%, thứ ba là sơn với15%, thức ăn thuỷ sản và điện tử viễn thông đều đạt 14%.
Tính đến hết tháng 7/2019, IIP của Việt Nam đạt 9,6% trong khi chỉ số này ở Indonesia chỉ là 2,6%; Malaysia là 3,9%; Trung Quốc là 6,3%; Thái Lan ghi nhận giảm 5,5%.