Tuyến Tp.HCM đi Dầu Giây chỉ còn 60 phút khi thông xe cao tốc tỷ USD

  09/02/2015 - 08:57

Sáng ngày 8/2, toàn tuyến cao tốc 55km thông xe rút ngắn thời gian TP HCM đi Dầu Giây còn 1/3 so với trước đây.

Cao tốc Tp.HCM đi Dầu Giây
Sáng 8/2, tuyến cao tốc Tp.HCM đi Dầu Giây chính thức được thông xe

Cao tốc dài 55km đi từ Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây bắt đầu từ nút giao An Phú (quận 2, TP.HCM) đến nút giao Dầu Giây (QL1A, Đồng Nai). Trong đó đoạn cao tốc được thông xe sáng 8/2 dài 30km chạy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai với hàng trăm ha diện tích cây cao su và đất nông nghiệp.

Cao tốc Tp.HCM đi Dầu Giây

Cao tốc có 4 làn xe với vận tốc thiết kế 120km/h, chiều rộng nền đường là 27,5 m, phần mặt đường rộng 2x7,5m và 2 làn đường dừng xe khẩn cấp 2x3 m.

Cao tốc Tp.HCM đi Dầu Giây

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, chủ đầu tư công trình, toàn bộ dự án, đền bù 1.990 hộ bị ảnh hưởng, di dời nhiều công trình công cộng, tổng diện tích giải phóng mặt bằng làm hơn 437ha. Trong ảnh: Đoạn cao tốc dài 30 km từ Long Thành đi Dầu Giây chạy qua hàng ngàn ha cao su từ loại vừa trồng cho đến loại hàng chục tuổi.

Cao tốc Tp.HCM đi Dầu Giây

Trong đoạn cao tốc có lý trình từ Km 23+900 đến Km 54+984 thuộc phạm vi gói thầu xây lắp số 5A với khối lượng hạng mục thi công lớn bao gồm 13,9 km trong đó chủ yếu là phần đường đắp cao, 3 cầu chính, 1 cầu vượt...khối lượng khoảng hơn 900.000 m3 đất đắp, 88.000m3 đất đào.

Tại nút giao Dầu Giây giao QL1A , Đồng Nai (dạng nút giao hoa thị) từng vùng rừng cao su vừa được trồng tạo thành nhiều mảnh của các nhánh cao tốc.

Đường cao tốc được đầu tư hàng tỷ đô chạy xuyên qua bạt ngàn cây cao su xanh mướt của vùng Đông Nam Bộ

Đường cao tốc và các tuyến đường khác xẻ rừng cao su thành nhiều mảnh, tạo nên hình ảnh ấn tượng nhìn từ trên cao

Tài xế và hành khách chạy xe qua tuyến cao tốc này sẽ có dịp ngắm những hàng cây cao đã và đang thay lá đẹp mê hồn của xứ sở cao su.

Con đường đẹp uốn lượn giữa rừng

Nhiều diện tích rừng hai bên cao tốc đang được phá bỏ để xây dựng những con đường dân sinh, sản xuất nông nghiệp chạy qua cao tốc để phục vụ người dân.

Suốt dọc hai bên tuyến cao tốc dựng hàng rào thép gai, mắt cao để ngăn cách rừng cao su, khu vực sản xuất nông nghiệp, khu dân cư. Người dân địa phương, công nhân nông trường cao su theo dõi lễ thông xe từ trong rừng cao su.

Với tổng vốn gần 21.000 tỷ đồng, tuyến cao tốc được đầu tư theo hình thức BOT. Đây là dự án thuộc bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối với Tây Nguyên và miền Trung. Vào tháng 1/2014, 20 km đầu tiên, từ đường vành đai 2 (Tp.HCM) đến quốc lộ 51 (Đồng Nai) thông xe đã rút ngắn đoạn lộ trình từ Tp.HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng 80 phút thay vì 120 km và 150 phút như trước.

Sau khi thông xe, đoạn đường từ Tp.HCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian 60 phút thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc trên hướng quốc lộ 1.

(Theo Zings)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu