Cách phân biệt giá đất cụ thể, bảng giá đất và khung giá đất

  15/05/2020 - 03:23

Có 3 thuật ngữ liên quan đến giá đất trong Luật Đất đai dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người đó là bảng giá đất, giá đất cụ thể và khung giá đất. Để có thể phân biệt được những khái niệm trên, trước hết cần nắm được 7 căn cứ theo bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chí so

sánh

 

Khung giá đất

Bảng giá đất

Giá đất cụ thể

Căn cứ pháp lý

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP

- Điều 113 Luật Đất đai 2013

- Điều 114 Luật Đất đai 2013

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP

- Điều 114 Luật Đất đai 2013

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP

Định nghĩa

Giá đất từ tối thiểu đến tối đa cho từng loại đất

Tập hợp các mức giá cho mỗi loại đất

Giá đất theo mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, quyết định thu hồi đất

Cơ quan ban hành

Được Chính phủ quy định

Được ban hành bởi UBND cấp tỉnh trên cơ sở xác định giá đất và khung giá các loại đất

Được xây dựng bởi UBND cấp tỉnh

Căn cứ xây dựng

- Nguyên tắc định giá đất theo quy định tại Điều 112 Luật Đất đai năm 2013

- Phương pháp định giá đất theo Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP

- Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất trên thị trường

- Kết quả tổng hợp, phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất

- Điều kiện kinh tế và xã hội tại địa phương

- Thông tin bảng giá đất

- Thông tin về giá đất trên thị trường

 

Thời hạn ban hành

Xây dựng định kỳ 5 năm/lần đối với từng loại đất, theo từng vùng

Xây dựng định kỳ 5 năm/lần và công bố công khai vào ngày đầu tiên của năm đầu kỳ

Không có quy định cụ thể về thời hạn ban hành

Trường hợp áp dụng

Sử dụng làm căn cứ để UBND cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương

Dùng trong một số trường hợp để tính thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất…

Sử dụng để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hổi đất. Bên cạnh đó, được dùng làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng (trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất và thu tiền 1 lần cho cả khoảng thời gian thuê)

Trường hợp điều chỉnh

Khi giá đất phổ biến trên thị trường  giảm từ 20% trở lên hoặc tăng từ 20% trở lên so với giá tối thiếu hoặc tối đa của khung giá đất trong vòng trên 180 ngày

- Khi giá đất phổ biến trên thị trường giảm từ 20% hoặc tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu hoặc tối đa của bảng giá đất trong khoảng thời gian trên 180 ngày

- Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất tăng từ 20% hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu.

Tùy thuộc vào hệ số điều chỉnh giá đất sẽ có sự điều chỉnh phù hợp 

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 96/2019 về khung giá đất, hiện UBND các tỉnh trên cả nước đã xây dựng bảng giá đất của địa phương để sử dụng trong giai đoạn 2020 - 2024. Dù vậy, không ít người vẫn có thể nhầm lẫn đây là giá đất cụ thể hay khung giá đất của mỗi tỉnh thành. Vì vậy, dể tránh tình trạng hiểu sai, đánh đồng về nghĩa của những khái niệm này, người dân cần lưu ý phân biệt rõ ràng dựa theo 7 tiêu chí nêu trên.

(Theo ThanhnienViet)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu