Cấp giấy hồng cho đất nhỏ

  29/08/2014 - 05:09

Không phải miếng đất nào quá nhỏ cũng bị từ chối cấp sổ. hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản. khác gắn liền với đất) là khẳng định của các cơ quan quản lý đất đai.. . . . .  .

Trong khi đó, đã có không ít người phải chung chi đậm cho “cò” để rồi “tiền mất tật mang”.

 

Ảnh Minh họa

Mất tiền mà không có giấy

Bà Kim Hiền (phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM) mua giấy tay một miếng đất 40m2 từ năm 2006. Đầu năm 2010, bà Hiền làm thủ tục xin tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất để xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, cán bộ quận Gò Vấp cho biết thửa đất của bà Hiền nhỏ dưới chuẩn, không thể làm thủ tục tách thửa.

Muốn tách thửa, bà phải mua thêm ít nhất 10m2 đất lân cận, và mặt tiền của toàn lô đất phải rộng từ 4m trở lên. Một người làm dịch vụ hứa sẽ làm giấy hồng cho bà Hiền với giá khoảng 30 triệu đồng (chưa tính tiền sử dụng đất) mà không cần mua thêm đất.

Bà Hiền ứng trước cho người này 15 triệu đồng, hẹn khi có thông báo chuyển hồ sơ cấp giấy hồng sang cơ quan thuế đóng tiền sử dụng đất thì trả hết số tiền còn lại. Nhưng đến cuối năm 2010 thì dịch vụ đòi thêm 20 triệu đồng nữa mới làm được giấy hồng. Bà Hiền hoang mang, lấy lại hồ sơ thì bị trừ tiền đi lại hết 5 triệu đồng.

Còn ông K. (phường 21, quận Bình Thạnh) phản ảnh: năm 1982, cha mẹ ông chia cho ông phần sau căn nhà chung của gia đình chỉ rộng hơn 17m2. Năm 1999, ông K. đã kê khai nhà đất, sau đó được UBND quận cấp số nhà mới. Cha ông cũng đã làm giấy tái xác nhận việc tặng cho nhà vào năm 2004 (nay người cha đã chết).

Cuối năm 2010, ông K. tìm hiểu thủ tục làm giấy chủ quyền nhà thì một người làm dịch vụ cho ông biết nhà ông có diện tích quá nhỏ nên không cấp giấy chủ quyền độc lập được mà phải nhập thửa, “ở ké” chủ quyền với một nhà khác. Nếu muốn đứng chủ quyền nhà một mình thì phải biết cách “chạy” cho cán bộ làm giấy chủ quyền với giá trọn gói là 40 triệu đồng. Giá dịch vụ này tính ra cao gấp hai, ba lần giá của những trường hợp làm giấy chủ quyền thông thường.

Nhiều người dân ở quận Bình Tân, huyện Bình Chánh mua đất nhỏ bằng giấy tay sau ngày 1-7-2004 cũng phản ảnh không được giải quyết cấp giấy hồng riêng vì thửa đất quá nhỏ.

Trường hợp nào đất nhỏ được cấp giấy?

Ông Đặng Minh Nguyên, phó Phòng tài nguyên - môi trường quận Bình Thạnh, cho biết theo nghị định 88 về cấp giấy hồng, không có điều khoản nào quy định hạn chế về diện tích nhà đất. Tuy nhiên, nếu như nhà đất có nguồn gốc từ một thửa đất lớn, một căn nhà lớn tách nhỏ ra thì diện tích tối thiểu của mỗi căn nhà, thửa đất mới phải đủ chuẩn theo quyết định 19 ngày 25-2-2009 của UBND TP.HCM mới được giải quyết tách thửa, sau đó mới được cấp giấy hồng riêng.

Đối với địa bàn quận Bình Thạnh, diện tích tối thiểu để được tách thửa đối với đất trống là 50m2, đất có nhà ở là 45m2 (đối với đường có lộ giới trên 20m) và 36m2 (đối với đường có lộ giới dưới 20m). Quy định này không áp dụng cho những trường hợp nhà đất có diện tích nhỏ đã tồn tại trước ngày ban hành quyết định trên. Nhà của ông K. thực tế đã tách thửa từ năm 1982, được UBND quận cấp số mới, bản đồ địa chính cũng ghi nhận nhà này là một thửa riêng biệt nên vẫn được làm giấy hồng bình thường. Ngoài ra, những trường hợp thửa đất còn lại sau khi bị Nhà nước thu hồi hoặc nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho dân... thì thửa đất, căn nhà nhỏ hơn diện tích chuẩn cũng được phép tách thửa, cấp giấy hồng.

Lãnh đạo văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Gò Vấp giải thích thêm: áp dụng nghị định 84 hướng dẫn Luật đất đai, những trường hợp chủ đất tự tách thửa (mua bán bằng giấy tay) trước ngày 1-7-2004 thì được công nhận là thửa đất tồn tại hiện hữu và không xem xét về diện tích khi cấp giấy hồng.

Còn trường hợp chủ đất tự tách đất lớn ra thành nhiều thửa đất nhỏ và bán bằng giấy tay sau ngày 1-7-2004 thì những thửa đất nhỏ trên không được xem là đã tồn tại hiện hữu. Nếu người mua đất muốn làm giấy hồng riêng thì phải làm thủ tục tách thửa và bị khống chế bởi diện tích chuẩn. Quy định này nhằm hạn chế việc tách thửa đất có diện tích quá nhỏ và hình thành những căn nhà siêu mỏng, nhà “ổ chuột”...

Muốn được tách thửa để làm giấy chủ quyền, các chủ đất phải hợp thửa với nhau hoặc mua thêm đất để có diện tích đất đủ chuẩn.

Theo DTO

 
(Theo )

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu