Cha mất, cháu được thừa kế nhà của ông bà nội để lại

  24/08/2015 - 11:26

Hỏi: Khi mất, ông bà nội tôi không để lại di chúc. Ông bà có để lại một căn nhà cổ. Do cha tôi mất trước ông bà nội nên cô chú tôi cho rằng, tôi không còn quyền thừa kế phần di sản của ông tôi nữa, trừ khi có di chúc của ông nội cho tôi. Trong khi đó, tôi là con trai duy nhất của cha tôi.

Vậy xin hỏi Luật sư, điều mà cô chú tôi nói có đúng không? Liệu tôi có được quyền thừa kế tài sản của ông bà nội để lại?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thanh Trung (Thủ Dầu Một, Bình Dương)

thừa kế di sản
Khi con của người để lại di chúc chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di dản thì cháu được hưởng phần di sản đó.
 (Ảnh minh họa, nguồn: Batdongsan.com.vn)

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 677 Bộ Luật Dân sự: Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; trong trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, cô chú anh đã hiểu sai về pháp luật thừa kế. Tuy cha của anh đã chết trước khi ông nội của anh chết nhưng anh vẫn được hưởng phần thừa kế theo pháp luật mà cha mẹ của anh đáng lẽ phải được hưởng nếu còn sống.

Vì thế, anh sẽ được hưởng phần di sản bằng với phần di sản mà mỗi người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng. Pháp luật thừa kế quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ và con nuôi của người chết. 

Luật gia Nguyễn Văn Khôi

(Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính Online)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu