Ông bà nội tôi mất (mà không để lại di chúc) và để lại nhiều tài sản như , đất đai, nhà cửa, vườn cây ăn trái và 3 ao nuôi tôm. Ông bà tôi có 6 người con nhưng chỉ lại có mình ba tôi là con trai.
Các cô và ba tôi đã họp bàn chia tài sản của ông bà nội nhưng lại không chia phần cho tôi. Chị tôi là cán bộ tư pháp xã nói rằng chỉ chia cho hàng thừa kế thứ nhất là ba tôi và các cô của tôi, còn tôi là hàng thừa kế thứ 2 nên không chia như vậy có đúng luật hay không?
Pham Tuan Khanh ([email protected])
Trả lời:
Theo quy định của Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 về người thừa kế theo pháp luật, thì
- Hàng thừa kế thứ 1 bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất;
- Hàng thừa kế thứ 2 gồm có: ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội,...
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chỉ khi còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản thì những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế.
Vì ông bà nội của bạn mất mà không để lại di chúc nên di sản của ông bà bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và sẽ chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất (gồm có các cô và ba của bạn).
Bạn lại là cháu nội, thuộc hàng thừa kế thứ 2 nên không được hưởng thừa kế (ngoại trừ trường hợp người thừa kế (hàng thứ nhất) đồng ý chia phần cho bạn hoặc là họ từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản).
Luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư Tp.HCM