Hỏi: Tôi là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan trong vụ án hôn nhân và gia đình. Vào ngày 57/2011, Tòa án Nhân dân tối cao đã có Quyết định kháng nghị 432/2011/KN-DS đối với bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 21 ngày 11/7/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại TPHCM.
Theo quyết định kháng nghị: “Việc tòa án cấp sơ thẩm xác định các giao dịch 'chuyển cho nhà' tại lô C14 giữa ông Lộc và cụ Mẫn và giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa cụ Mẫn và bà Nguyễn Thị Phượng (con cụ Mẫn) vào ngày 15/7/2003 là trái pháp luật, song Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ tuyên là không công nhận việc chuyển đổi và chuyển nhượng căn nhà số 10/22 Xuân Diệu thuộc phường 4 (Tân Bình, Tp.HCM) từ ông Nguyễn Gia Lộc sang bà Nguyễn Thị Mẫn và từ bà Nguyễn Thị Mẫn sang bà Nguyễn Thị Phượng và không xem xét hậu quả của việc chuyển nhượng trong cùng một vụ án là chưa giải quyết triệt để vụ án”.
Thế nhưng, từ lúc có quyết định kháng nghị đến nay, hiện tại tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì về phiên tòa giám đốc thẩm. Vậy xin hỏi luật sư, đương sự có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm không? Và thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là bao lâu, thưa luật sư?
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thị Phượng (quận 10, Tp.HCM)
Đương sự không buộc phải có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm.
(Ảnh minh họa, nguồn: doisongphapluat).
Luật sư tư vấn:
Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định, phiên tòa giám đốc thẩm do Hội đồng Thẩm phán tiến hành và có sự tham gia của Viện Kiểm sát cùng cấp. Còn đương sự không buộc phải có mặt ở phiên tòa giám đốc thẩm. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 292 Bộ Luật Tố tụng dân sự, khi xét thấy cần thiết thì Tòa án sẽ triệu tập những người tham gia tố tụng cùng những người khác liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Điều 293 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định, trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, phía Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án.
Luật gia Nguyễn Văn Khôi