Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề pháp lý, chất lượng và giá cả ngôi nhà khi mua nó. Tuy nhiên, người mua cũng cần để ý xem chủ nhà có còn nợ tiền điện, nước hay không và yêu cầu họ phải thanh toán để tránh việc phải gánh nợ khi vào ở nhà mới.
Phải trả đến 40 triệu đồng tiền nước dù không dùng
Hơn 1 năm về trước, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, đã mua lại căn nhà 47/42/27/9 Bùi Đình Túy, phường 24, quận Bình Thạnh, Tp.HCM từ chủ cũ và đã nhận giấy tờ chứng nhận chủ quyền đầy đủ.
Tuy nhiên, khi về ở, bà được nhân viên Công ty CP Cấp nước Gia Định cho biết, chủ cũ từ nhiều tháng nay đã không ở đây nhưng không đề nghị công ty không cắt nước và đồng hồ nước hiển thị phần chưa được thanh toán là hơn 6.000 khối.
Và công ty cấp nước cho biết, theo quy định, khi khách hàng tiến hành chuyển nhượng, tặng, cho hoặc thừa kế tài sản nhà ở cho người khác thì cũng đồng thời phải chuyển giao cả quyền sử dụng đồng hồ nước. Trường chủ nhà trước đó chưa thực hiện việc thanh toán thì người sở hữu ngôi nhà sau phải gánh chịu hoàn toàn khoản tiền nước còn nợ trước đó. Nhưng do không biết nơi ở của chủ cũ và cũng không thấy 2 bên có thỏa thuận gì nên số nợ gần 90 triệu đồng kia sẽ do người chủ mới vào ở gánh chịu.
Bà Hồng hết sức choáng váng khi nhận được thông báo tin trên. Bà đã đề nghị bên cấp cấp nước xem xét lại vì số tiền trên gia đình bà không có khả năng để trả. Để chia sẻ các khó khăn với gia đình bà Hồng, bên đơn vị cấp nước đã giảm số tiền xuống còn 41 triệu đồng.
|
40 triệu đồng tiền nước mà chủ cũ còn nợ công ty cấp nước tự dưng bị đổ lên đầu
bà Hồng. |
Khi mua nhà cần phải xem xét kỹ lưỡng
Ông Lê Văn Lý, Phó phòng Kinh doanh & Chăm sóc khách hàng thuộc Công ty CP Cấp nước Gia Định đã lý giải thêm: Tại khoản 1, Điều 28 Quyết định 20 (năm 2007) của UBND Tp.HCM, phải tiến hành chuyển giao cả đồng hồ nước khi chuyển giao bất động sản đối với người mới. Vì thế, nếu bà Hồng yêu cầu chủ cũ thanh toán toàn bộ số tiền nước còn nợ khi nhận nhà thì rắc rối sẽ không xảy ra với bà. Nhưng do bà Hồng và phía chủ nhà không có thỏa thuận nào liên quan đến vấn đề này nên theo quy định, trách nhiệm thanh toán tiền nước của căn nhà với công ty hoàn toàn thuộc về phía người chủ sau của căn nhà. Còn vấn đề khoản tiền này sẽ được chia sẻ như thế nào thì người chủ mới phải tự tìm cách liên hệ và đàm phán với chủ cũ để đưa ra hướng giải quyết chứ đơn vị cung cấp nước không hề có liên quan gì đến việc này.
Không chỉ riêng bà Hồng, mà phía Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn đã gặp nhiều trường hợp tương tự như vậy. Kết quả là người mua phải ngậm ngùi bỏ tiền của mình ra để trả số nợ từ người chủ cũ vì trước đó họ không để ý đến khoản tiền nước (và cả tiền điện) khi thực hiện giao dịch mua bán nhà.
Từ đó, các đơn vị cung cấp nước đã đưa ra khuyến cáo đối với người mua nhà là, khi mua nhà, phải yêu cầu chủ cũ thanh toán hết phần tiền nước còn nợ với đơn vị cấp nước (nếu có). Trường hợp, 2 bên tự thỏa thuận, người mua nhà phải chịu trách nhiệm về số tiền đó thì người mua mới phải thực hiện việc thanh toán trên với đơn vị cung cấp nước. Trường hợp không có thỏa thuận giữa 2 bên thì khi mọi giao dịch đã xong xuôi, khả năng người mua phải gánh số tiền đó là rất lớn. Đối với bên cung cấp các dịch vụ khác như điện hay truyền hình cáp…đều cần phải thực hiện cẩn thận như vậy.
Tránh những rủi ro về tiền điện
Cũng có nhiều trường hợp khi ký hợp đồng mua nhà xong xuôi, chủ nhà chuyển đến nơi khác để sinh sống, người chủ mới lại phải gánh số tiền điện mà người chủ cũ chưa trả. Đáng chú ý là số tiền mà người chủ mới phải gánh lại khá lớn.
Để sự cố này không xảy ra, người mua nhà nên yêu cầu chủ cũ phải thanh toán hết số tiền điện nước còn nợ trước khi bàn giao nhà, hoặc 2 bên có thể̉ tự thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Nếu người bán nhà tỏ ra không minh bạch, khách mua có thể liên hệ với phía cơ quan cung cấp dịch vụ để nắm rõ thông tin về vấn đề này. Và phía điện lực luôn sẵn sàng cung cấp thông tin hoàn toàn miễn phí cho bạn.
Cùng với đó, khi hợp đồng mua bán nhà thành công, người mua mới cũng cần yêu cầu đơn vị cung cấp điện niêm yết số điện sử dụng của chủ nhà cũ và làm lại hợp đồng cung cấp điện mới cho mình. Cẩn thận như vậy thì người dân sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy đến với mình.
Đại diện Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM
Gánh khoản nợ cạ̉ cả 100 triệu đồng từ trên trời rơi xuống
Cũng có hoàn cảnh tương tự bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, thời gian vừa qua, ông Đặng Văn Thành, một cư dân ngụ tại quận 4, Tp.HCM khi mua nhà đã không kiểm tra thông tin sử dụng nước của chủ nhà. Đến lúc công ty cấp nước xuống chốt đồng hồ thì ông mới tá hỏa vì số tiền nước còn nợ đến cả 100 triệu đồng từ người chủ cũ. Và đương nhiên ông đã bị phía công ty cấp nước yêu cầu thanh toán số tiền đó, nếu không, họ sẽ không cung cấp dịch vụ cho ông. Trải qua nhiều lần thỏa thuận, phía cung cấp nước đã thống nhất để ông Thành trả góp số tiền này trong thời hạn là 2 năm.
|