BĐS thương mại Châu Á hút khách “sộp”

  10/10/2014 - 01:50

Thị trường BĐS Châu Á đang là thỏi nam châm hút tiền mạnh mẽ. Trong Q3 vừa qua, các giao dịch BĐS tại đây là đạt mức kỷ lục là 34 tỉ USD, một sự chuyển biến kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong số các thương vụ lớn, có thể kể đến bản hợp đồng khu đất trị giá 10 tỉ đôla tại quận Gangnam, Hàn Quốc của Huyndai Motor và vụ thắng thầu hơn 3 tỉ USD của Frasers Centrepoint (Singapore) để giành quyền kiểm soát cty BĐS Australand Property.

Standard Chartered cho biết ngân hàng này đang nhắm đến CapitaRetail China Trust, công ty Singapore được niêm yết trên sàn CK có 10 trung tâm thương mại ở miền Đông Trung Quốc với gia trị tài sản ước tính khoảng 1,7 tỉ USD. Saizen Reit, quỹ đầu tư tín thác sở hữu khoảng 5.500 căn hộ tại Nhật Bản cũng được định giá tương tự.

Một góc quận Gangnam ở phía nam Seoul, Hàn Quốc

CBRE cho biết mua lại một trung tâm thương mại ở Trung Quốc là một cách để các công ty mua lại toàn cầu hoặc nhà thầu Hồng Kông thực hiện nhằm kiếm lời khi nền kinh tế lớn của nước này đang phát triển mạnh về tiêu dùng cá nhân.

Ông Marc Giuffrida, giám đốc các thị trường vốn toàn cầu khu vực Châu Á của CBRE cho biết: “Đặt mình vào thị trường bán lẻ là cách thức tự nhiên để chạy trước xu hướng. Chúng tôi nhìn thấy mọt nhu cầu rất mạnh ở tất cả các thị trường cửa ngõ đối với BĐS chất lượng cao.”

Trong Quý 3-2014, các giao dịch của các cty BĐS và quỹ đầu tư tín thác ở Châu Á đã đẩy con số tổng thu của năm lên 82 tỉ USD. Theo Cushman & Wakefield công bố vào tháng trước, Bắc Kinh, Tokyo và Thượng Hải là những điểm đến hàng đầu cho đấu tư BĐS thương mại tại Châu Á trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó chỉ riêng Trung Quốc Đại lục đã thu hút 73% tổng số vốn.

Ông Priyaranjan Kumar, giám đốc thị trường vốn Cushman & Wakefield tại Singapore nhận định: “Người tiêu dùng Châu Á đã tiếp tục mở hầu bao, điều này càng tạo động lực lớn cho giới đầu tư”.

Trong báo cáo tháng 6 của JLL, các thành phố trên khắp Trung Quốc là những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất khu vực Châu Á-TBD đối với các nhà bán lẻ quốc tế. Trong ba năm tới, theo các chuyên gia kinh tế, doanh số bán lẻ tại đây sẽ tăng ít nhất 12%.

Theo các nhà phân tích, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của CapitaRetail dự kiến tăng 52% lên đến 147 triệu đôla Sing vào năm 2016. Doanh thu cho thuê của mặt bằng của CapitaMall Grand Canyon ở Bắc Kinh, trung tập mua sắm lớn nhất của CapitaRetail, có thể tăng 26% sau hai năm nữa bởi khách thuê sẵn ký HĐ với giá thuê cao hơn trong tương lai.

Saizen Reit với 5.500 căn hộ ở Tokyo và Sapporo cũng hấp dẫn nhà đầu tư vì được định giá thấp trong khi 91% BĐS đã được lấp đầy. Ngoài ra, giá BĐS trên toàn đất nước Nhật Bản đã tăng 20% kể từ Thủ tướng Abe nhậm chức. Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3/2014, đầu tư BĐS ở Nhật Bản đã tăng trưởng 70% tương đương 4,6 nghìn tỉ yen, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2008.

Tuy nhiên, các chủ sở hữu và nhà thầu BĐS tại Nhật Bản đang phải đối mặt với nhu cầu yếu dần của một đất nước giảm dân số từ năm 2008. Cứ 4 người Nhật thì có hơn 1 người trên 65 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.

Trong khi đó, một số nhà đầu tư lại quan tâm đến nền kinh tế Đại lục sẽ chững lại. Theo kết quả khảo sát từ tháng trước, tăng trưởng kinh tế TQ năm 2014 sẽ đạt khoảng 7,3% - mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên khó có thể ngăn chặn dòng tiền đầu tư đổ vào những công ty BĐS đang phát triển mạnh mẽ và được định giá thấp như CapitaRetail hay Saizen.

Nhung T (Lược dịch)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu