Hiện nay phân khúc bất động sản văn phòng tại Châu Á - Thái Bình Dương đang được các công ty đa quốc gia (MNCs) tăng cường đầu tư, nhiều nhất là tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Ấn Độ và Trung Quốc chiếm phần lớn nhà đầu tư
Michael Stacy, trưởng bộ phận thương mại của Cushman & Wakefield tại Thượng Hải cho biết: “Một số công ty dược phẩm đang dự định mở rộng quy mô hoạt động của họ với các chi nhánh liên quan đến bộ phận R&D và lập phòng thí nghiệm ở Thượng Hải. Và để kiểm soát tốt nhất về giá cả trong tương lai, nhiều công ty đa quốc gia đăng cân nhắc mua bất động sản thay vì thuê nếu chúng đang trong thời kì hoạt động ổn định.
Tại Thượng Hải, các công ty đang tập trung về vùng ven của trung tâm hành chính (CBD). Bởi khu vực thuộc CBD không còn nhiều diện tích trống và giá bất động sản ở những vùng ven trung tâm thường rẻ hơn nhiều.
Có một số khu thương mại được dành riêng cho các công ty đa quốc gia lớn, những công ty đang muốn phát triển chi nhánh với diện tích văn phòng khoảng 10.000 m2 hoặc hơn, chẳng hạn như Caohejing Hi-Tech Park, Fenglin Life Sciences Park và Zhangjiang Hi-Tech Park. Các công ty dược phẩm như Pfizer Hai Zheng (Chi nhánh của Pfizer tại Trung Quốc) và Novartis gần đây đã mua lại những dự án này.
Tại Ấn Độ, số lượng các công ty đa quốc gia mua văn phòng cũng đang tăng lên. Nhiều công ty như Glaxo SmithKline (GSK) Pharma, Sanofi Aventis, Adobe và Amazon vừa mới mở thêm chi nhánh tại đây.
Sanjay Dutt, giám đốc điều hành của Cushman & Wakefield tại khu vực Đông Nam Á cũng nhận định: “Phần lớn các công ty tại mua văn phòng tại Ấn Độ đều thuộc các lĩnh vực như ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm. Và một số công ty thuộc các lĩnh vực khác như Công nghệ thông tin, Dược phẩm và Cơ khí. Thị trường đang tăng trưởng khá tích cực.
Danh sách các công ty đa quốc gia mua bất động sản
Niềm tin vào tiềm năng phát triển
Sigrid Zialcita, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Cushman & Wakefield tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng nhận định: “Các công ty có chi nhánh tại Trung Quốc và Ấn Độ được một thời gian dài tự tin rằng họ có thể phát triển tốt trong thời gian tiếp theo và đang cân nhắc mở rộng thêm diện tích văn phòng của họ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong dài hạn khi nền kinh tế đang có dấu hiệu khả quan hơn. Các lĩnh vực như dược phẩm và công nghệ thông tin cần đầu tư vào những dự án bất động sản nằm ở khu vực riêng lẻ, điều này sẽ khiến họ tiêu tốn nhiều chi phi hơn nhưng đồng thời sẽ đảm bảo sẽ tránh được những biến động tăng giá thuê về sau của thị trường.
Hong Kong và Singapore là những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Các công ty đa quốc gia dường như đang giảm cường độ đầu tư vào những thị trường này. Tuy nhiên, vào năm ngoái, công ty bảo hiểm của Canada Manulife đã đầu tư mua dự án bất động sản trị giá 580 triệu USD tại Hong Kong. Gần đây, Citibank cũng mua một văn phòng hạng A tọa lạc tại tầng thứ 21 trị giá 700 triệu USD tại đây. Người mua Trung Quốc đang chiếm thị phần khá lớn trên các thị trường bất động sản nước ngoài, trong đó Hong Kong chiếm 80% và Singapore chiếm 60%
Cơ hội tại các thị trường mới nổi
Việt Nam và Philipines là hai thị trường được người mua hướng đến trong tương lai khi giá bất động sản tại Hong Kong và Trung Quốc tăng lên. Hai quốc gia được so sánh có tiềm năng phát triển kinh tế tương đương với Ấn Độ và là có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Tuy nhiên, hiện tại, các nhà đầu tư đang xúc tiến hoạt động của họ tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ và cần thời gian để quan sát và tin tưởng vào khả năng phát triển của họ ở những thị trường tiềm năng.
Sigrid Zialcita cũng cho biết thêm: “Những doanh nghiệp khởi nghiệp thường mở công ty tại các thị trường mới nổi Châu Á, tuy nhiên chúng tôi kì vọng thị trường cũng thu hút những công ty đa quốc gia đã hoạt động thành công tại các thị trường phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ và Philipines là những thị trường hứa hẹn mang lại triển vọng đầu tư tốt. Các công ty sẽ thu về được lợi nhuận nếu sớm đầu tư vào những thị trường này miễn là họ có chính sách quản lí và hạn chế rủi ro tiền tệ.