Trong khi có một số dự án nhà ở xã hội người dân phải xếp hàng nộp đơ và bốc thăm quyền mua căn hộ thì tại một số dự án khác, chủ đầu tư chưa dám xây bởi chẳng có người mua…
Sở Xây dựng cho biết, trong năm 2014 thành phố đã chấp thuận đầu tư cho 9 dự án nhà ở xã hội (NOXH) với hơn 6.000 căn hộ. Ngoài ra, thành phố cho phép chuyển đổi 19 dự án từ nhà thương mại sang NOXH.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều dự án đã hoàn thành, nhiều dự án đang rầm rộ triển khai, còn nhà thì đã bán hết. Điển hình như dự án NOXH tại 143 Trần Phú (Hà Đông), khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm), dự án ở 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy), khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, khu đô thị Sài Đồng (Long Biên)….
Cũng theo Sở Xây dựng, ngoài những dự án triển khai đúng tiến độ thì vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ. Điển hình như, dự án nhà ở tại Bắc An Khánh, dự án nhà ở tại Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, dự án nhà ở thu nhập thấp tại Đông Anh….
|
Tại Hà Nội, có rất nhiều dự án NOXH đang chậm tiến độ |
Trong khi một số dự án NOXH “cháy hàng”, khách hàng phải nộp hồ sơ, bốc thăm để được quyền mua căn hộ, thì có những dự án không được người mua có những dự án không được người mua chào đón.
Theo ông Lê Tuấn Dũng, Giám đốc Ban Quản lý dự án số 12 - Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD): Dự án NOXH tại khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 (Mê Linh, Hà Nội) mặc dù chủ đầu tư HUD đã đền bù giải tỏa xong, thủ tục pháp lý đã hoàn tất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính như đường giao thông, thoát nước... cũng đã được xây dựng nhưng vẫn đáng đang gặp phải hai khó khăn lớn.
Đầu tiên, liên quan đến vấn đề hỗ trợ chi phí đầu tư hạ tầng. Ông Dũng cho rằng, dù quy định tùy từng địa phương có thể hỗ trợ một phần hay toàn bộ cho từng dự án, tuy nhiên nếu được Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng thì sẽ giảm được giá bán cho người mua.
Vấn đề thứ hai mà dự án Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 đang gặp phải đó là đầu ra của dự án, câu chuyện tiêu thụ sản phẩm đang gặp khó khăn.
Ông Dũng chia sẻ thêm: Trong năm 2014, HUD đã làm rất nhiều tờ quảng cáo giới thiệu về nhà ở tại dự án Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 để gửi đến các cơ quan hành chính của xã, huyện ở Mê Linh và thông qua Sở Xây dựng để giới thiệu đến những sở ban ngành cùng những đối tượng được mua trên địa bàn Hà Nội. Trong đó có nói đến giá bán căn hộ chỉ từ 300 triệu đồng/căn hộ (diện tích từ 35 – 69m2), nói rõ ưu đãi vay vốn của nhà nước… để người dân nắm rõ.
Mặc dù vậy, số lượng người dân quan tâm, nộp đơn mua nhà ở dự án chỉ được 153 đơn trên tổng số số 1.696 căn hộ đây là con số khá khiêm tốn. Trước hiện trạng này, HUD còn làm cuộc thăm dò là gặp 2/3 số người nộp đơn để hỏi tại sao nộp đơn đăng ký mua nhà? Kết quả cho thấy, trong 153 đơn thì có hơn một nửa là những người thuộc các xã địa bàn huyện Mê Linh, còn lại là các sở ban ngành thành phố nhưng có nhà ở Mê Linh.
Từ việc người dân nộp đơn cho đến lúc ký hợp đồng thật thì lại là con số khác vì vậy HUD rất băn khoăn việc không đầu tư thì sẽ chậm kế hoạch với tiến độ theo quy định mà thành phố đã phê duyệt. Tuy nhiên, nếu đầu tư xong không bán được nhà thì lại tồn đọng, lãng phí chi phí của nhà nước, công trình xuống cấp nhanh, ông Dũng cho biết.
Bởi vậy, những quận nội thành hay những nơi có hạ tầng phát triển tốt thì doanh nghiệp thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, tuy nhiên những nơi xa trung tâm, không có hạ tầng kỹ thuật kết nối với trung tâm thành phố thì doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc.