Làm thế nào để có lối đi chung?

  21/04/2016 - 11:19

Hỏi: Năm 2015, tôi có mua một mảnh đất và tiến hành xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, khi xây gần xong thì ông A tới làm hàng rào trước cửa nhà tôi không cho đi lại. Sổ đỏ nhà tôi có thể hiện rõ đường đất rộng 2,5m thông ra đường chính, đồng thời bản vẽ trích lục cũng thể hiện như vậy.

Bản đồ quy hoạch đất năm 2006 mà tôi có cho thấy, vào thời điểm này thì đường trước nhà tôi đã có. Mảnh đất nhà tôi và khu vực xung quanh đó (kể cả đường đi) là đất của ông A. 

Song, ông A đã bán đất cho nhiều người và có chừa đường đi chung, do đó trên bản quy hoạch sử dụng đất năm 2006 của Sở Tai nguyên - Môi trường có thể hiện đường đó thuộc sở hữu nhà nước.

Xin hỏi luật sư, tôi phải làm gì để có đường đi?

Chân thành cảm ơn!

hoangbinh@...

Tranh chấp lối đi chung?
Tranh chấp lối đi chung? (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì đường đất rộng 2,5m thông ra đường chính đã được Sở Tài nguyên - Môi trường công nhận là đường đi chung và thuộc sở hữu nhà nước. Đất đó là lối đi chung chứ không phải đất thuộc về quyền sở hữu của gia đình ông A. Điều 275 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:

Một là, chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra sẽ có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu BĐS liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng và người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu BĐS liền kề nếu không có thỏa thuận khác.

Mặt khác, lối đi được mở trên BĐS liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm cũng như lợi ích của BĐS bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho BĐS có mở lối đi.

Hai là, vị trí, giới hạn chiều rộng, chiều dài, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận để bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; trường hợp có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Ba là, nếu BĐS được chia thành nhiều phần cho các chủ sử dụng, chủ sở hữu khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Với trường hợp của bạn, đất đó thuộc lối đi chung và thuộc sở hữu nhà nước nên ông A không được phép làm hàng rào trên lối đi chung này.

Về thủ tục, đầu tiên 2 gia đình bạn phải tự hòa giải. Nếu không hòa giải được bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên UBND phường, xã, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải không thành, bạn phải gửi đơn khởi kiện lên TAND huyện/quận nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyền sử dụng đất của gia đình bạn.

(Theo Cafeland)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu