Nhà đầu tư địa ốc, nhất là những người mới vào nghề, chứ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm dễ mắc phải những sai lầm dẫn đến mất oan tiền tỷ.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà các nhà đầu tư địa ốc lần đầu dễ vướng phải:
1. Đầu tư địa ốc tại dự án chưa ra sổ
Có nhiều nhà đầu tư địa ốc vì nghe lời giới thiệu xuôi tai từ người giới thiệu sản phẩm (môi giới, nhà đầu tư F1) đã vội xuống tiền ký hợp đồng mua bán. Cách làm sẽ khiến nhà đầu tư dễ vướng vào các dự án chưa có sổ đỏ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho suất đầu tư, tốt nhất nhà đầu tư nên liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp triển khai dự án để tìm hiểu xem dự án đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất hay chưa.
|
Nhà đầu tư địa ốc dễ gặp phải nhiều rủi ro vì đổ tiền vào dự án chưa có sổ. |
Đa phần các sản phẩm đất nền dự án chưa có sổ thường được giao dịch qua nhiều tay nên khó có thể xác định được họ đã thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng cho đơn vị triển khai hay chưa. Trong khi, nền đất dự án chỉ được cấp giấy chứng nhận khi đã xây xong nhà. Do đó, nhà đầu tư không nên thực hiện giao dịch tay đôi mà cần có buổi làm việc 3 bên, giữa bên mua - bên bán - chủ đầu tư để tránh được rủi ro bị nhà đầu tư đòi nợ dù đã hoàn tất thủ tục tài chính đối với người bán.
2. Thỏa thuận hợp đồng đặt cọc không quá quan trọng
Thỏa thuận đặt cọc là một trong những nội dung của trong giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư thường thực hiện nội dung này một cách qua loa vì cho rằng nó không thực sự quan trọng. Song, trên thực tế, các chi tiết trong hợp đồng đặt cọc lại có tác dụng trực tiếp quá trình thúc đẩy giao dịch thành công và chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến giao dịch tiền tỷ bị chậm lại.
Theo các chuyên gia, khi soạn thảo thỏa thuận hợp đồng đặt cọc, nhà đầu tư bất động sản cần quan tâm đến 9 yếu tố cơ bản như sau:
- Thoả thuận về giá bán.
- Thỏa thuận rõ ràng về phương thức thanh toán cụ thể.
- Cam kết về tiến độ thanh toán cũng như thời gian bàn giao sản phẩm.
- Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế, phí và lệ phí.
- Thỏa thuận về giá bán trên hợp đồng công chứng.
- Tính chính danh của người giao dịch hợp đồng.
- Thỏa thuận về vật tư trang thiết bị nhà đất.
- Thanh toán các dịch vụ điện nước, điện thoại...
- Thỏa thuận về thời gian, địa điểm thực hiện công chứng.
3. Đầu tư bất động sản chưa được giải chấp
Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005, bên thế chấp nhà đất chỉ được quyền ký kết hợp đồng mua bán khi có sự đồng ý của bên nhận thế.
Căn cứ theo nội dung trên, chỉ khi có sự đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp thì người mua mới nên thực hiện giao dịch nhà đất và tiến hành thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Mọi thủ tục mua bán đều phải diễn ra ba bên (bên bán - bên mua - ngân hàng) để tất toán các khoản nợ rõ ràng.
4. Bên mua sẽ có lợi khi khoản tiền đặt cọc thấp
Tưởng chừng khoản tiền đặt cọc thấp sẽ có lợi cho bên mua khi chủ nhà lật kèo. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi, lúc này khoản tiền bồi thường mà bên mua nhận được là không đáng kể so với giá trị sinh lời nếu đó là khoản đầu tư tốt và nó cũng không thấm vào đâu so với biến động giá mà chủ nhà nhận được khi bán cho bên khác.
Do đó, nhà đầu tư càng đặt cọc khoản tiền cao càng có lợi, đồng thời yêu cầu bên bán phải bồi thường gấp đôi, thậm chí là gấp ba nếu tự ý hủy cọc.
5. Loại đất nào cũng có thể chuyển nhượng được
Những loại đất có đủ điều kiện chuyển nhượng đã được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, bao gồm: Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; thời hạn sử dụng đất vẫn còn; đất không nằm trong diện tranh chấp, diện kê biên để bảo đảm thi hành án. Do đó, chủ đầu tư cần phải kiểm tra thật kỹ sản phẩm mình định xuống tiền có nằm trong diện đảm bảo đủ điều kiện được giao dịch hay không để tránh những rủi ro đáng tiếc.