Hỏi: Tôi có mua đất của bà Mai Thị B. Được biết, bà B mua lại đất đó của ông Trần Văn K nhưng không có giấy tờ mua bán đất giữa ông K và bà B.
Bà B và ông K chỉ giao kèo mua bán bằng văn bản đặt cọc và gửi lại hợp đồng mua bán mà ông K đã ký sẵn, gửi lại ở Văn phòng công chứng; hợp đồng ký sẵn chưa có điền tên người chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu tôi chuyển nhượng lô đất nói trên và trả đủ tiền cho bà B thì tôi sẽ được ghi tên vào hợp đồng đã làm sẵn nội dung mua bán gửi ở Văn phòng công chứng. Xin hỏi luật sư, quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất như vậy có đảm bảo không?
Phan Công Thanh (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)
Trả lời:
|
Việc ký sẵn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rồi gửi tại Văn phòng công chứng và
để trống bên nhận chuyển nhượng là trái với quy định pháp luật |
Thủ tục công chứng được quy định rõ tại Điều 40 Luật Công chứng năm 2014. Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ công chứng, công chứng viên kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng và yêu cầu người yêu cầu công chứng sửa lại các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật, nếu có. Trước khi ký hợp đồng, người yêu cầu công chứng đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Sau khi đồng ý các điều khoản trong dự thảo hợp đồng, người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch và ký trước mặt công chứng viên.
Vì vậy, trong trường hợp của bạn, ông K đã ký sẵn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, rồi gửi tại Văn phòng công chứng và để trống bên nhận chuyển nhượng là không phù hợp với quy định pháp luật. Nên bạn không thể thực hiện việc công chứng được.
(Luật gia Nguyễn Văn Hưng)